Hiểm họa từ loại rau người Việt cực mê
Có người nói: Ăn rau sống mới giòn mát, giải nhiệt, rất phù hợp trong mùa nóng. Có người lại khen: Ăn rau còn sống mới đảm bảo giữ nguyên hàm lượng vitamin, khoáng chất có trong rau.
Rau sống là một phần không thể thiếu trong đời sống ẩm thực của người Việt. Càng được ưa chuộng hơn vào những ngày nắng nóng
Tuy nhiên, rau sống vốn được cảnh báo rằng tiềm ẩn rất nhiều hiểm họa về ngộ độc thực phẩm cũng như nhiễm khuẩn. Nhất là khi không phải quán ăn nào cũng đảm bảo tốt trong khâu bảo quản, vệ sinh rau sống.
Thậm chí, khách hàng có nguy cơ phải ăn lại phần rau sống dùng thừa của những người khách đến trước. Bạn không thể dám chắc rổ rau sống mình ăn đã được người khác dùng đũa gắp lên, hay bị bắn nước miếng trong quá trình họ ăn hay không, khi đó việc nhiễm khuẩn là hoàn toàn có thể xảy ra.
Ghi nhận tại một quán bún riêu khá đông khách tại quận Thanh Xuân, nhân viên thản nhiên đổ phần rau sống ăn thừa vào rổ. Sau đó, dùng chính phần rau này bê ra bàn cho khách đến sau.
Không chỉ các loại rau gia vị, dưa chuột cũng là một trong những loại rau sống thường được sử dụng để giải ngấy trong các quán ăn
Đó là chưa nói đến việc, môi trường trồng rau có thể không đảm bảo vệ sinh, ví dụ như rau được bón phân tươi, bị phun thuốc trừ sâu, sử dụng thuốc kích thích, tưới rau bằng nước thải ô nhiễm... thì chúng có thể khiến người tiêu dùng bị viêm nhiễm đường tiêu hóa, nhiễm giun sán hoặc nhiễm độc thuốc trừ sâu, thuốc kích thích...
Hiểm họa "rước độc", nhiễm "ổ sán" vì rau sống bẩn
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương từng tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nữ 26 tuổi, đến từ Quảng Ninh, đi khám vì thường xuyên bị ngứa ngoài da. Kết quả xét nghiệm cho thấy nữ bệnh nhân này bị nhiễm 7 loại giun sán (sán lá gan nhỏ, sán lợn, sán dây chó, sán lá phổi, sán máng, giun lươn và giun đũa chó, mèo) vì thói quen ăn rau sống.
Ngoài trường hợp này, tại bệnh viện cũng thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân bị nhiễm giun sán do ăn uống, sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh.
Bàn về món rau sống, bác sĩ Đặng Ngọc Hùng (Viện Nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng) nói: Người Việt thường có thói quen ăn rau sống kèm các thực phẩm khác. Tuy nhiên rau sống - loại rau chưa qua chế biến, tiềm ẩn nhiều nguy cơ như nhiễm các chất bảo quản, thuốc trừ sâu... Hơn nữa, còn là rủi ro nhiễm khuẩn do quá trình rửa rau không sạch, hoặc môi trường dự trữ rau sống chưa đảm bảo vệ sinh. Về lâu dài, những chất độc hại tích lũy dần trong cơ thể, không tốt cho sức khỏe.
Theo kết quả nghiên cứu Viện Sốt rét - Ký sinh trùng: Trong 8 mẫu rau sống thường dùng cho thấy, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau là 92,3 -100%. Kể cả sau 3 lần rửa sạch và rửa bằng nước rửa chuyên dụng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn ở mức 51,9 - 82,6%.
Có những loại rau bị nhiễm ký sinh trùng 100% như rau cải xoong, cải xanh, rau cải cúc, rau má. Số còn lại như: xà lách, rau muống, rau gia vị cũng bị nhiễm ký sinh trùng 92,3%.
Các rau trên được rửa 3 lần bằng nước sạch theo cách rửa thông thường rồi được làm xét nghiệm lại. Kết quả cho thấy, mức độ nhiễm ký sinh trùng nói chung vẫn còn cao, không giảm được bao nhiêu. Sau lần rửa thứ nhất, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn tới 97%, sau lần rửa thứ hai còn 77,9% và sau lần rửa thứ ba còn 51,9%.
Các loại giun như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim có trên tất cả các loại rau với tỷ lệ rất cao, nhiều nhất là trên xà lách xoong (100%), thấp nhất trên rau muống (46,1%).
Ký sinh trùng amip, dạng bào nang, có trong hầu hết các loại rau, nhiều nhất là trên xà lách xoong và rau má với tỷ lệ 76,5%, trứng giun đũa chó trên 7 loại rau (chỉ trừ rau muống) với tỷ lệ trung bình 11,5%.
TS Từ Ngữ (Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam) chia sẻ, trong những ngày hè nóng bức, rau sống càng được yêu thích hơn vì chúng tươi mát, giòn ngon... Đây cũng là nguyên nhân vì sao nguy cơ nhiễm giun sán thường gia tăng.
Các loại rau sống như: Xà lách, húng chó, mùi... tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh đường ruột bởi khuẩn phẩy tả có thể sống trên rau sống 3-10 ngày...
Bệnh nhân nhiễm giun sán nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề như tắc ruột, lồng ruột, viêm ruột thừa, thủng ruột, tắc ống dẫn mật, nhiễm trùng ống dẫn mật, xơ gan cổ trướng, u gan...
Theo khuyến cáo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), rau sống tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất lớn. Nguyên nhân là do người trồng rau có tập quán dùng nước thải, nước phân tươi tưới rau. Còn người bán ở các chợ đầu mối thì dùng nước bẩn, nước cống phun để giữ rau tươi. Trong khi đó, người sử dụng cũng không chú ý đến việc rửa rau sạch.
Các loại rau sống như: Xà lách, húng chó, mùi... tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh đường ruột bởi khuẩn phẩy tả có thể sống trên rau sống 3-10 ngày; khuẩn E.coli sống được một tuần và thường kéo theo các vi khuẩn đường ruột khác, ký sinh trùng như trứng giun...
Các loại ký sinh trùng phổ biến trong rau sống là giun kim, giun móc, giun tóc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip… Chúng thường có nhiều trong rau ngổ, mùi ta, mùi tàu…
2 KHÔNG cần nhớ khi ăn rau sống
- KHÔNG ăn nếu không xác định được nguồn gốc của rau sống
Các chuyên gia cho biết, dù rửa rau sống ngập trong nước, ngâm thuốc tím, sục ozone, ngâm nước muối hoặc xả rau dưới vòi nước chảy 15 phút... thì cũng không thể khống chế được 100% vi khuẩn mà chỉ hạn chế được phần nào. Do đó, nếu không thể xác định được nguồn rau có an toàn hay không, thì tốt nhất không nên ăn sống.
Ra quán ăn bún phở, bạn nên yêu cầu chủ quán nhúng rau bằng nước nóng chứ không nên ăn rau sống.
Ra quán ăn bún phở, bạn nên yêu cầu chủ quán nhúng rau bằng nước nóng chứ không nên ăn rau sống
- Phụ nữ mang thai, người đau dạ dày... KHÔNG nên ăn rau sống
Phụ nữ mang thai, người bị viêm đại tràng, người bị đau dạ dày, người có sức đề kháng yếu, người mắc bệnh mãn tính, người cao tuổi, trẻ nhỏ... không nên ăn rau sống.