SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Lý giải những âm thanh kỳ lạ phát ra từ cơ thể

Thứ ba, 15/04/2014 15:14

Tiếng ngáy, tiếng réo ùng ục…là những âm thanh phát ra từ cơ thể bạn, nó có thể cảnh báo một điều gì đó bất ổn.

1.Tiếng ngáy

Ngáy là tiếng ồn xảy ra trong lúc ngủ. Khi người ngủ hít thở, một lượng khí vào, nhưng do đi qua mũi, họng hoặc miệng  làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên tạo ra tiếng ngáy. Tiếng ngáy thường chỉ gây khó chịu cho người ngủ cùng.

Tiếng ngáy phát ra khi ngủ gây khó chịu cho người ngủ cùng

Tuy nhiên, hãy khám bác sỹ nếu bạn có dấu hiệu thở hổn hển vào ban đêm, thức dậy trong khi cơ thể ướt đẫm mồ hôi, hoặc cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày. Nếu những rối loạn này diễn ra liên tục nó sẽ gây ra chứng ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường và đột quỵ. 

Bạn có thể sử dụng máy CPAP (máy thở áp lực dương liên tục) giúp mở đường hô hấp trong khi ngủ. Trong trường hợp không có kết quả, bạn cần được tiến hành giải phẫu để mở rộng đường họng.

2.Tiếng kêu răng rắc, lạo xạo từ đầu gối và mắt cá chân

Những âm thanh này thường là dấu hiệu cho thấy: Hệ thống dây chằng bao khớp bị kéo căng đột ngột, hoặc trật khớp.

Tuy nhiên, nên gặp bác sĩ nếu bạn thấy đau, sưng hoặc một số triệu chứng khác làm hạn chế các hoạt động trong thể dục, thể thao của bạn.

Đau đầu gối và đau mắt cá chân có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp hoặc hoặc giãn dây chằng. Loại bệnh này xảy ra phổ biến hơn ở những người cao tuổi.

3.Tiếng réo ùng ục, óc ách từ dạ dày

Khi thức ăn trong dạ dày được đẩy hết xuống ruột sẽ là lúc dạ dày của bạn trải qua một loạt các cơn co bóp cường độ cao, quá trình này thường tạo ra tiếng kêu. Và tiếng ùng ục có thể sẽ hết sau khi bạn có một bữa ăn nhẹ.

Tuy nhiên, hãy đi khám nếu dạ dày của bạn ‘kêu’ lên và đi kèm với cảm giác đau, sưng, đặc biệt là khi bạn ấn vào bụng. Nguyên nhân là do ruột của bạn có thể co bóp quá nhiều hoặc quá ít, hay do thức ăn bị ứ trệ trong dạ dày, lúc này bạn cần phải được tiến hành phẫu thuật.

4.Tiếng kêu rắc rắc từ xương hàm

Nếu tiếng kêu to và rõ nét, có nghĩa là hàm trên và hàm dưới của bạn không khớp nhau mỗi khi bạn ngáp. Nhưng vấn đề này không quá nghiêm trọng.

Tuy nhiên, hãy khám bác sỹ nếu bạn đã làm mọi cách mà quai hàm không mở hoặc không thể đóng được  và khi chúng bị siết hay nẹp quá chặt hãy xem xét đến việc hạn chế  những căng thẳng cho cơ hàm, vì nó có thể dẫn đến sự suy giảm và đau khớp hàm. 

Nói chung, nếu gặp vấn đề này, bạn nên: Tránh ăn kẹo cao su và các loại thực phẩm như bánh mỳ dai, và bít tết.

5.Tiếng khụt khịt từ mũi

Không gian trong mũi quá hẹp không khí di chuyển qua sẽ gây ra tiếng khụt khịt. Hỉ mũi sẽ giúp bạn đỡ hơn, nếu không bạn chỉ cần đợi cho đến khi cơn sổ mũi giảm dần, hoặc thử dùng nước muối hay thuốc xịt steroid vào mũi.

Tuy nhiên, hãy gặp bác sỹ nếu tiếng khụt khịt xuất hiện ngay sau khi bạn bị chấn thương. Một tác động hoặc cú huých mạnh vào mũi có thể gây ra gãy sống mũi. Bạn cần phải được tiến hành phẫu thuật bằng cách sử dụng sụn từ một vùng khác trên cơ thể như tai để vá lại.

6.Tiếng ù ù trong tai

Triệu chứng ù tai có thể đến rồi đi nhanh chóng. Nó có thể là những âm thanh vo vo, lách cách cứ văng vẳng trong tai của bạn.

Hãy đi khám nếu triệu chứng ù tai xảy ra liên tục và chỉ xuất hiện ở một bên tai. Điều này có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc rối loạn bên trong tai.

Tuy nhiên, đa số trường hợp là không rõ nguyên nhân. Do đó, thường là không có thuốc chữa cho một trường hợp nhất định nào. Bác sỹ sẽ có thể tư vấn cho bạn chiến lược giảm các triệu chứng này.

Theo vtc new