SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Măng nhiều vào mùa xuân! Nhưng những ai không nên ăn măng?

Thứ tư, 25/03/2020 15:44

Vào mùa xuân, khi nhiệt độ tăng, mọi người sẽ chọn một số thực phẩm nhẹ và tươi mát trong chế biến món ăn. Măng tre đã trở thành lựa chọn của nhiều gia đình, nhưng không phải ai cũng có thể ăn được măng.

Măng tre chứa nước, protein thực vật, chất béo, đường, một lượng lớn carotene và vitamin B, C và E, cũng như canxi, phốt pho, sắt, các chất dinh dưỡng cần thiết khác và các nguyên tố vi lượng của cơ thể con người như axit amin. Các nghiên cứu lâm sàng trong y học cổ truyền đã phát hiện ra rằng, măng tre có tính lạnh và ngọt, có tác dụng làm lợi cho lưu thông máu, tiết nước bọt, tốt cho tiêu hóa và giảm sưng.

Những ai cần lưu ý khi ăn măng?

- Người già và trẻ em không nên ăn nhiều măng.

- Với những người hay viêm mũi dị ứng, viêm da càng không nên ăn măng, bởi những người dễ bị dị ứng ăn măng sẽ có thể gây nổi mề đay. Đó là lý do, trẻ em nên hạn chế ăn măng vào mùa xuân. Người già khi ăn măng phải nhai kĩ và nuốt từ từ.

Y học cổ truyền cũng cho rằng măng có tác dụng nuôi dưỡng âm, nuôi dưỡng máu, giảm đờm, giúp tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, một lượng lớn cellulose trong măng lại khó tiêu hóa.

Những người hay viêm mũi dị ứng, viêm da không nên ăn măng

Cách ăn măng để tránh gây hại cho cơ thể:

Để ngăn ngừa dị ứng, trước tiên hãy thử ăn một lượng nhỏ măng và dừng lại ngay lập tức nếu có phản ứng. Nếu không có phản ứng, bạn có thể ăn một cách thích hợp. Nếu bạn sử dụng măng hãy thái nhỏ và đem luộc măng với nước sôi trong 5-10 phút, sau đó mới mang nấu với các thực phẩm khác. Bằng cách này, nó có thể phân hủy hầu hết axit oxalic ở nhiệt độ cao và cũng làm cho các món ăn không có chất làm se và hương vị thơm ngon hơn. Đồng thời, khi ăn măng, cố gắng không ăn với cá biển để tránh gây bệnh ngoài da.

Khi ăn măng tránh ăn với cá biển

H.Y (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)