SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Một người phụ nữ bị tiêu chảy tới bệnh viện và phát hiện ung thư gan, bác sĩ thở dài: 'Cô ấy đã phớt lờ một lời nhắc nhở trên khuôn mặt'

Thứ năm, 01/07/2021 10:08

Một cô gái 26 tuổi đã được chẩn đoán ung thư gan trong một lần bị tiêu chảy phải tới bệnh viện, kết quả quá sốc đối với cô gái mới 26 tuổi.

Nửa năm trước, cô phát hiện trên mặt mình có một số điểm vàng, nám, lúc đầu không có nhiều nên cô chủ quan, thường xuyên trang điểm để che đi khuyết điểm trên gương mặt.

Nhưng thời gian gần đây, cô thường xuyên có triệu chứng tiêu chảy, sau một thời gian dài tự uống thuốc không có kết quả, cô một mình đến bệnh viện khám, không ngờ lại phát hiện có điều bất thường ở gan, alpha-fetoprotein trong huyết thanh cao đột biến, cuối cùng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan.

Nám da hay còn được y học gọi là đốm gan, sau khi chức năng gan suy giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của estrogen trong cơ thể dẫn đến tăng hàm lượng estrogen và gây rối loạn nội tiết.

Lúc này, các đốm nâu vàng trong cơ thể sẽ kết tủa trên da, đồng thời các hắc tố melanin cũng đẩy nhanh quá trình phân chia, từ đó hình thành nám da. Khi có hiện tượng này có nghĩa rằng gan đang cầu cứu, nếu bỏ qua thì đó là một điều rất sai lầm.

Ngoài nám da, vàng da thì những dấu hiệu sau đây cũng chứng tỏ sức khỏe gan đang gặp vấn đề, ai cũng không được chủ quan.

Ngứa da

Gan làm nhiệm vụ đào thải độc tố, khi chức năng gan suy yếu, khả năng đào thải kém kèm theo chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý lâu ngày dẫn đến tích tụ độc tố gây ngứa da. Do đó ngứa da có thể xem là một trong những triệu chứng bệnh gan.

Ngứa da do bệnh gan có thể xuất hiện trên các vùng da khác nhau, nhưng sẽ ngứa dữ dội ở gang bàn tay và bàn chân. Khi thời tiết nóng, ngứa da do bệnh gan có thể kèm theo nổi mề đay, sần, hoặc lan đỏ trên diện rộng. Vào ban đêm tình trạng ngứa có thể dữ dội hơn ban ngày. Thường các dấu hiệu ngứa do bệnh lý gan sẽ không giảm dù có dùng các thuốc kháng dị ứng.

Một số trường hợp ngứa da có thể do dị ứng, bệnh ngoài da, viêm da, côn trùng cắn, tiếp xúc hóa chất… người bệnh có thể đến chuyên khoa da liễu thăm khám trước để loại trừ. Để xác định ngứa da có phải là dấu hiệu bệnh gan hay không thường phải thông qua việc chẩn đoán các triệu chứng lâm sàng khác cũng như tiền sử bệnh. Đồng thời làm một số xét nghiệm về chỉ số chức năng gan, kiểm tra nồng độ bilirubin, muối mật…

Dấu sao mạch trên da

Dấu sao mạch là mạng lưới tiểu động mạch nhỏ xuất hiện ngay dưới bề mặt da. Bình thường, rất khó quan sát được những dấu mạch này. Tuy nhiên, ở bệnh nhân mắc bệnh gan thì những dấu sao này sẽ hiện rõ nét trên da, đặc biệt là ở vùng tay, cổ, mặt, nửa trên của ngực.

Ngứa, mề đay, mụn nhọt

Khi chức năng gan bị suy giảm, khả năng lọc và đào thải các chất cặn bã trong cơ thể bị yếu đi và sẽ tích tụ trong cơ thể gây nóng trong, xuất hiện tình trạng ngứa da. Do đó, nếu xuất hiện tình trạng ngứa da thường xuyên, bạn nên kiểm tra lại chức năng gan.

Vết thâm và tăng sắc tố trên mặt

Hiện tượng các sắc tố nâu xuất hiện trên mặt có thể liên quan mật thiết đến tình trạng gan không hoạt động như bình thường. Khi gan không hoạt động đúng, nồng độ estrogen trong cơ thể tăng lên. Đây là nguyên nhân làm cho một chất có tên tyrosinase, một loại enzyme có chứa đồng, tạo ra nhiều melanin (sắc tố da). Điều này gây ra các vết thâm và tăng sắc tố trên mặt hoặc toàn bộ cơ thể bạn.

Tuy nhiên, tình trạng vết thâm và tăng sắc tố trên mặt có thể nhầm lẫn với hiện tượng “ăn nắng”, rối loạn nội tiết tố…

Hạ Tú (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới