Một khi bạn cai thuốc lá thì phổi sẽ không có chất nicotine làm ảnh hưởng tiếp tục, dần khắc phục lại được chức năng. Nhưng điều này phải mất thời gian nhất là đối với những người từng hút thuốc lá lâu năm. Nếu những người hút thuốc hơn mười năm đột nhiên bỏ thuốc, chức năng phổi của họ sẽ được cải thiện như thế nào?
Những người nghiện thuốc lá lâu năm có phải bỏ thuốc không?
Câu trả lời chắc chắn là có. Hút thuốc lá và ung thư phổi có liên quan chặt chẽ với nhau, và có sự khuyến cáo và khẳng định rộng rãi vấn đề này cả ở mặt khoa học và nhận thức xã hội.
Theo một nghiên cứu về sức khỏe cho thấy so với những người chưa bao giờ hút thuốc, kể cả sau khi bỏ thuốc 25 năm, nguy cơ ung thư phổi của nhóm người hút thuốc cao hơn những người khác 3 lần. Có thể thấy, tác hại do thuốc lá gây ra rất lâu dài và nguy hiểm.
Nghiên cứu này đã khảo sát 9.000 người hút thuốc lá trong vòng 30 năm. Những người tham gia cuộc nghiên cứu này đều khỏe mạnh trước khi bắt đầu và việc họ có tiếp tục hút thuốc sau đó hay không sẽ được ghi lại chi tiết. Trong quá trình theo dõi liên tục kể từ đó, 284 người đã bị ung thư phổi, 93% số này là những người nghiện thuốc lá nặng.
So với những người không hút thuốc nguy cơ mắc bệnh là 0.26, nguy cơ mắc bệnh của nhóm hút thuốc là 1.97, tỷ lệ mắc bệnh của nhóm này sau khi bỏ thuốc vẫn có thể lên tới 1.61.
Cụ thể, nguy cơ mắc ung thư phổi ở nhóm bỏ thuốc 5 năm vẫn cao tới 12.12%, khoảng 9 năm là 11.77%. Khi bỏ thuốc lá được khoảng 10 – 14 năm, nguy cơ ung thư phổi giảm xuống còn 7.81%, cai thuốc từ 15 – 24 năm, nguy cơ ung thư phổi tiếp tục giảm xuống 5.88%, cuối cùng trên 25 năm tỷ lệ sẽ chỉ còn là 3.85%.
Kết quả này cho thấy bạn bỏ thuốc càng sớm thì nguy cơ ung thư phổi càng thấp. Mặc dù không thể hoàn toàn bằng người không hút thuốc, nhưng nó cũng là chỉ số rất đáng để những người nghiện thuốc lá hướng tới.
Một số chú ý trong quá trình bỏ thuốc lá ai cũng nên biết để đạt được hiệu quả tối ưu:
Quản lý áp lực căng thẳng
Quản lý căng thẳng là cần thiết cho những người có thói quen hút thuốc lá do căng thẳng. Quản lý căng thẳng bằng cách thực hành các kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như các bài tập thở sâu, yoga, tưởng tượng, thiền, mát xa hoặc nghe nhạc êm dịu có thể hữu ích.
Chế độ ăn uống
Uống nhiều nước và trà xanh, tránh uống cà phê và trà đen, đặc biệt là trong vài ngày đầu cai thuốc. Thói quen này có thể giúp thải nicotine ra ngoài nhanh hơn. Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả có thể giúp cải thiện tiêu hóa và sức khỏe tổng thể và chống lại cơn thèm thuốc lá.
Tìm kiếm một hệ thống hỗ trợ: Kết nối với bạn bè và gia đình có thể giúp duy trì động lực và hỗ trợ cai thuốc lá. Tham gia các hoạt động với bạn bè và gia đình có thể giúp đánh lạc hướng cơn thèm thuốc. chúng ta cũng có thể cân nhắc tham khảo một nhà trị liệu chuyên nghiệp để giúp ức chế cảm giác thèm thuốc và kiểm soát căng thẳng.
Uống một ly nước lớn
Khi bị mất nước, có thể gây ra cảm giác lo lắng, từ đó kích thích cơn thèm thuốc. Vì vậy, khi cơn thèm thuốc đột ngột ập đến, hãy uống một ly lớn nước lọc.
Làm bất cứ điều gì để bận rộn
Làm bất cứ điều gì bận rộn nhằm giúp bạn phân tâm. Bạn có thể giải ô chữ hoặc ô số hay bất cứ việc gì khiến bạn tập trung vào.
Ngoài ra, nếu bạn có thói quen hút thuốc sau khi ăn xong, hãy thử thay đổi thói quen. Bạn có thể chơi một trò chơi yêu thích trên điện thoại, xem chương trình yêu thích hoặc đi đến một khu vực khác trong nhà không liên quan đến việc hút thuốc, theo Verywellmind.
Ăn vặt lành mạnh
Khi lượng đường trong máu giảm, cảm giác muốn hút thuốc có vẻ mạnh hơn bao giờ hết.
Để cắt cơn thèm thuốc, hãy ăn một món ăn nhẹ bổ dưỡng như một miếng trái cây, một cốc sữa chua hoặc một thìa bơ đậu phộng.