SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Nghề thầy giáo – thầy thuốc không còn cao quý khi xã hội hoá Y tế Giáo dục?

Thứ sáu, 16/12/2016 12:35

Nhà giáo, Thầy thuốc vốn được xã hội tôn vinh là những nghề cao quý nay làm việc trong môi trường “Xã hội hóa Y tế Giáo dục” khiến Thầy thuốc cũng phải cạnh tranh.

Xã hội hoá Giáo dục – Y tế là gì?

Xã hội hoá là vận động các tổ chức, cá nhân trong toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp Giáo dục - Y tế nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ của Nhân dân. Xã hội hoá chính là đa dạng hoá các hình thức hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục và Y tế của các tổ chức không phải của Nhà nước nhưng hoạt động trong khuôn khổ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Xã hội hoá chính là chủ trương tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân bình đẳng tham gia vào các hoạt động kinh doanh Y tế - Giáo dục khi Việt Nam gia nhập WTO và phải cam kết coi Giáo dục – Y tế Việt Nam là một ngành dịch vụ tức là được kinh doanh có điều kiện.

Chủ trương Xã hội hoá Y tế - Giáo dục ở Việt Nam chính là phát huy các nguồn nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội để sử dụng có hiệu quả trong việc phát triển Giáo dục - Y tế chất lượng cao hơn trong khi Nhà nước chưa đủ kinh phí cho các hoạt động này. Thực hiện xã hội hoá các hoạt động Giáo dục – Y tế cũng là để thực hiện chính sách công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước. Công bằng xã hội tức là mọi cá nhân và tổ chức đều được quyền đóng góp, cống hiến cho xã hội. Thực hiện xã hội hóa trong các lĩnh vực Giáo dục – Y tế chính là quan điểm đúng đắn về công bằng xã hội chính theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chính từ chủ trương xã hội hoá Giáo dục – Y tế nhiều Trường ĐH- CĐ tư thục đã được thành lập và hoạt động theo Luật Giáo dục. Như vậy cái "được" của xã hội hoá Giáo dục – Y tế đó chính là chúng ta đã tăng thêm nguồn lực để xây dựng các Trường học – Bệnh viện ngày càng khang trang hơn, thành quả đó người dân được hưởng thụ từ việc vào viện khám chữa bệnh được phục vụ chu đáo khi sử dụng các “dịch vụ tự nguyện” hay đã triệt tiêu tiêu cực trong việc tuyển sinh của các Trường Đại học - Cao đẳng Y tế khi mà có quá nhiều trường để thí sinh có thể lựa chọn. Từ chỗ phải xin đi học nay thí sinh được “chào mời” đi học do nguồn tuyển sinh có hạn mà số Trường ĐH và CĐ tư thục mọc lên ngày càng nhiều dẫn tới việc cạnh tranh sống còn với hệ thống Trường Cao đẳng Y tế công lập.

Chính việc xã hội hoá Y tế - Giáo dục đã khiến người dân được hưởng lợi do có cạnh tranh, xoá bỏ độc quyền nhưng nó cũng đã khiến nhiều Trường học – Bệnh viện thiếu học sinh hay thiếu người bệnh do thái độ phục vụ vẫn kiểu bao cấp, chất lượng dịch vụ thấp khiến người dân tìm đến hệ thống Giáo dục – Y tế tư nhân. Ở đó có “tiền” sẽ được hưởng dịch vụ theo đúng giá trị.

Tuy nhiên, mặt trái của xã hội hoá Giáo dục – Y tế đã biến các Thầy thuốc – Thầy giáo trở thành nhà kinh doanh trong lĩnh vực Giáo dục và Y tế. Nhiều Trường Cao đẳng Y Dược đã khuyến khích các Thầy Thuốc – Giảng viên trở thành Tuyên truyền viên cho Phòng Truyền Thông Marekting tức là có thêm “trách nhiệm” là cán bộ tuyển sinh. Một số người theo tư tưởng bảo thủ cho rằng làm vậy không thỏa đáng. Bởi lẽ nhiệm vụ chính của các giảng viên thầy thuốc chính là công việc “trồng người thầy thuốc”. Để hoàn thành nhiệm vụ Dạy Tốt cũng đã vất vả lắm rồi. Nay làm việc trong môi trường “xã hội hóa Giáo dục – Y tế” đã ảnh hưởng rất nhiều đến nhiệm vụ dạy học của giáo viên.

Cái mất đầu tiên đó là hình ảnh của người Thầy giáo – Thầy thuốc

Hình ảnh người làm Nghề Y – Nghề giáo vốn gắn với sự thanh cao, không “ám mùi” tiền bạc. Nhưng làm việc trong môi trường xã hội hoá Y tế - Giáo dục thì người Thầy thuốc đã phần nào đánh mất đi hình ảnh thanh tao của mình khi phải hoàn thành công việc được giao như “kê đơn” thuốc loại đắt tiền hoặc không cần thiết còn Thầy giáo thì phải “nịnh” học sinh vì sợ làm “rắn” học sinh bỏ học khiến Nhà trường mất nguồn thu học phí. Mà mất nguồn thu học phí thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới túi tiền của người Thầy giáo – Thầy thuốc.

Theo Chủ tịch Hội đồng Quản trị Bệnh viện Y học cổ truyền Trường Giang đồng thời cũng là Chủ tịch HĐQT Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Cũng vì “xã hội hoá” nên các tổ chức Giáo dục – Y tế phải cạnh tranh khốc liệt với nhau để tồn tại, phát triển và người dân hưởng lợi từ sự cạnh tranh đó. Những cơ sở yếu kém không có nguồn lực tài chính tốt, cơ sở vật chất tốt, không có Bệnh viện để làm mô hình Trường học – Bệnh viện đạt chuẩn Bộ Y tế thì khó tồn tại. Chỉ những Bệnh viện, Trường học yếu kém mới sợ học sinh bỏ học, bệnh nhân ít mà làm trái lương tâm Thầy giáo – Thầy thuốc.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur là một trong 2 Trường cao đẳng y dược trong toàn quốc có Bệnh viện riêng trực thuộc trường học. Quy mô tuyển sinh toàn quốc với các ngành tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Dược, Điều Dưỡng và Xét Nghiệm. Theo tiến sĩ Y khoa Mai Mạnh Tuấn: Học ngành Y Dược phải chọn đúng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để được đào tạo bài bản chuyên sâu gắn việc học lý thuyết đi đôi với thực hành Bệnh viện Nhà trường.

Địa chỉ đào tạo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Tp HCM:

Số 37/3 đường Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại tuyển sinh Tp HCM: Điện thoại tư vấn 08.6295.6295 – 09.6295.6295

Địa chỉ đăng ký xét tuyển Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội:

Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Tp Hà Nội. Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259 Website: http://caodangykhoa.vn

HX (Theo Giadinhvietnam.com)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới