Ngủ muộn
Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học đã cho ra kết quả, tỷ lệ mắcung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông thường xuyên thức khuya cao hơn gấp 2 lần so với những người bình thường khác.
Cụ thể, thức khuya thường xuyên sẽ làm thay đổi đồng hồ sinh học của các tế bào trong cơ thể. Ngủ muộn cũng sẽ làm cản trở cơ chế tuyến tùng tiết ra hoóc-môn - momelatonin giúp ngăn chặn quá trình phát triển và tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể.
Thiếu ngủ
Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ ung thư. Nhận định này từng được đăng tải trên tờ Ung thư của Anh. Ở đây, người ta chỉ ra rằng ngủ ít hơn 6 tiếng đồng hồ/đêm làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú và ung thư đại tràng.
Nguyên nhân của tình trạng trên là thiếu ngủ khiến lượng melatonin bị giảm đáng kể khiến cơ thể người bệnh không được bảo vệ tốt như ở đối tượng được ngủ đủ giấc.
Mặc áo ngực khi ngủ
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người phụ nữ mặc áo lót hơn 12 giờ mỗi ngày có tỉ lệ bị ung thư vú cao gấp 21 lần so với những người phụ nữ khác. Đặc biệt với những phụ nữ mặc áo lót khi ngủ nguy cơ này sẽ tăng lên đến 113 lần.
Nguyên do là mặc áo ngực khi đi ngủ, nhất là các loại áo ngực chật sẽ khiến các mạch máu không được lưu thông, các chất thải không được giải phóng, nếu tích tụ lâu ngày sẽ gây ung thư vú.
Bên cạnh đó, hầu hết các loại áo lót hiện nay được làm từ các sợi hóa học. Các sợi này khi tiếp xúc, cọ xát nhiều sẽ dễ gây dị ứng da. Vì vậy, tốt nhất chị em nên tháo bỏ áo lót khi đi ngủ, sử dụng các loại áo lót làm từ các loại sợi tự nhiên. Ngoài ra, hãy cố gắng giảm thiểu thời gian mặc áo lót trong ngày đồng thời thường xuyên mát-xa bầu ngực để kích thích lưu thông máu vùng ngực.
Ngủ ngáy
Nghiên cứu mới gần đây của các nhà khoa học Mỹ đã cho ra kết quả rằng hành động ngáy, một trong những dấu hiệu rõ ràng của tình trạng rối loạn thở khi ngủ, có thể liên quan mật thiết đến việc tử vong vì bệnh ung thư.
Theo đó, hành động ngủ ngáy to có liên quan mật thiết đến việc ngưng thở khi ngủ. Theo đó, tình trạng ngừng cung cấp oxy cho cơ thể dù không gây tử vong tức thời nhưng cũng sẽ làm giảm mức độ oxy trong máu.
Do đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của các mạch máu nuôi dưỡng khối u phát triển nhanh hơn so với thông thường. Đồng thời, nó cũng làm các tế bào ung thư dễ dàng di căn đến các bộ phận khác.
Những người bị rối loạn thở khi ngủ ở mức độ nhẹ có nguy cơ tử vong do ung thư tăng hơn 0,1 lần so với người không bị. Những người bị rối loạn thở khi ngủ ở mức trung có nguy cơ tử vong tăng gấp đôi còn những người bị ở mức nghiêm trọng có nguy cơ tử vong tăng đến 4,8 lần.
Ngủ gần điện thoại di động
Theo kết quả một cuộc khảo sát của các nhà khoa học người Anh, trung bình có đến 8/10 người thường xuyên đặt điện thoại di động bên cạnh lúc ngủ và một nửa trong số họ dùng điện thoại làm dụng cụ báo thức. Tuy nhiên, đây lại là một thói quen không hề tốt, bởi nó có thể phá hỏng giấc ngủ, về lâu dài sẽ gây ra các rối loạn giấc ngủ và thậm chí là làm tăng nguy cơ ung thư.
Sóng bức xạ của điện thoại di động gây ảnh hưởng rất lớn đến não bộ. Nó có thể tác động lên hệ thần kinh trung ương. Hậu quả là làm xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ mê, rụng tóc, có người còn có cảm giác như bị kim châm ở mặt...
Nếu sử dụng điện thoại thời gian dài, đặc biệt là để điện thoại ở bên cạnh trong lúc ngủ còn có thể làm tăng nguy cơ bị khối u ở não.
Ngủ để đèn
Nghiên cứu cho thấy, việc tiếp xúc với ánh sáng khi ngủ sẽ khiến các khối u phát triển nhanh hơn gấp 2,6 lần so với việc ngủ trong bóng tối.