Nghiên cứu mới nhất tại Hoa Kỳ tiếp tục khẳng định ăn thịt gà có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn các loại thịt đỏ.
Theo thông tin đăng tải trên Báo Nhân dân trực tuyến hàng ngày - Life Times (TQ), mới đây, các nhà nghiên cứu tại Viện Sức khỏe Môi trường Quốc gia (Mỹ) phát hiện ra rằng ăn thịt đỏ (như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, thịt thỏ, v.v.) làm tăng nguy cơ ung thư vú, trong khi ăn thịt gia cầm (chủ yếu là thịt gà) có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích mức tiêu thụ các loại thịt ở nhóm 42.000 phụ nữ Mỹ và Puerto Rico đối với các loại thịt và thói quen nấu thịt khác nhau, và thực hiện trung bình 7,6 năm điều tra theo dõi.
Trong thời gian theo dõi, có tổng cộng 1536 ca ung thư vú xâm lấn đã được chẩn đoán.
Phân tích về kết quả dữ liệu nghiên cứu cho thấy có mối tương quan đáng kể giữa việc tăng tiêu thụ thịt đỏ và tăng nguy cơ ung thư vú xâm lấn: so sánh giữa nhóm những phụ nữ tiêu thụ số lượng thịt đỏ nhiều nhất với phụ nữ có mức tiêu thụ thịt đỏ thấp nhất có thể thấy rõ nguy cơ mắc ung thư vú đã tăng 23%.
Ngược lại, có mối quan hệ giữa nhóm người tăng tiêu thụ thịt gia cầm và giảm nguy cơ phát triển ung thư vú xâm lấn: Nhóm người tiêu thụ số lượng thịt gia cầm cao nhất so với phụ nữ có mức tiêu thụ thịt gia cầm thấp nhất thì có ít hơn 15% khả năng phát triển ung thư vú xâm lấn.
Đối với những phụ nữ sử dụng thịt gia cầm thay vì thịt đỏ, nguy cơ phát triển ung thư vú xâm lấn sẽ giảm hơn nữa.
Kết luận này đúng khi các nhà nghiên cứu kiểm soát các yếu tố nguy cơ đã biết của ung thư vú hoặc các yếu tố gây nhiễu khác (như chủng tộc, tình trạng kinh tế xã hội, béo phì, hoạt động thể chất, uống rượu và các yếu tố chế độ ăn uống khác).
Nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Ung thư Quốc tế.
Mặc dù các nhà nghiên cứu chưa rõ về cơ chế mà thịt gia cầm có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú, nhưng phát hiện này chứng minh rằng việc ăn thịt gia cầm thay thế thịt đỏ là một cách điều chỉnh chế độ ăn uống đơn giản giúp giảm tỷ lệ mắc ung thư vú hiệu quả.
- Tag
- Ung thư
- thịt đỏ
- thịt trắng