SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Nguy hại chết người từ khói hương bạn phải biết

Thứ năm, 22/01/2015 13:57

Khói hương, vốn là thứ khói có mùi thơm quyến rũ, là nguyên nhân trực tiếp sẽ kích ứng đường hô hấp, có thể dẫn đến ung thư hoặc tử vong.

Khói hương có thể dẫn đến ung thư hoặc tử vong.

Các chuyên gia cho biết, giống như khói thuốc lá, khói than, khói hương (nhang) có chứa các hoạt chất độc hại như benzen, toluene, xylenes…. Khói hương, vốn là thứ khói có mùi thơm quyến rũ, là nguyên nhân trực tiếp sẽ kích ứng đường hô hấp, có thể dẫn đến ung thư hoặc tử vong.

Đốt nhang trở thành truyền thống tâm linh của người Việt Nam ta, nhất là vào những ngày tết. Tuy nhiên, tác hại của khói nhang đối với sức khỏe là rất lớn, đặc biệt có thể gây ung thư.

Khi nén hương càng cong và đẹp thì nồng độ hóa chất và thời gian ngâm tẩm càng nhiều. Vì thế, mức độ nguy hiểm sức khỏe con người ngày càng gia tăng.

Hơn nữa, nhiều gia đình có thói quen cắm chân hương vào đồ ăn, xôi... để cúng. Việc làm này khiến những hóa chất được tẩm trong chân hương truyền vào thức ăn, dẫn đến gây ngộ độc. Vì vậy, thay vì cắm hương vào thức ăn, bạn có thể cắm hương vào bát hương và để xa vị trí mâm cỗ tránh những tác hại sức khỏe.

Hương càng thơm càng nguy hiểm

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Đan Mạch nhằm mục đích tìm hiểu sự ảnh hưởng của một số loại hương đến sức khoẻ con người. Kết quả cho thấy rằng một số loại hương có mùi rất thơm chẳng những không có lợi gì cho cơ thể mà ngược lại, rất có hại đối với sức khoẻ.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong nhiều năm, những người tiếp xúc với khói hương một cách thường xuyên (như sống trong các đền chùa) khi phải hít phải hàng nghìn khói nén hương sẽ tăng rất rõ rệt nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi và đường hô hấp.

Sở dĩ khói hương độc hại là vì khi hương cháy, thành phần tạo mùi thơm - những hợp chất hữu cơ như benzen, những hợp chất cacbonyl và những hợp chất hydrocacbon sẽ kích thích tác động liên kết bề mặt của đường hô hấp dẫn đến viêm hô hấp mãn tính, phá hủy các tổ chức cơ thể dẫn đến biến đổi tế bào, biến đổi gen gây ra các hiện tượng dị sản, loạn sản. Khi là tế bào ác tính chúng sẽ biến thành tế bào ung thư.

Hơn nữa, trên thị trường ngày nay, khi các nguyên liệu thiên nhiên khan hiếm và đắt đỏ, nhiều nhà sản xuất vì muốn kiếm lời cao nên đã sử dụng nhiều tạp chất tẩm ướp tạo mùi thơm hơn nhưng chất lượng lại kém đi và độc hại. Điều này còn gây ra nhứng tác hại không ngờ đối với sức khỏe, lâu dần sẽ ảnh hưởng tới đường hô hấp, thậm chí gây tử vong.

Tàn hương càng cong... càng gây bệnh

Khi nén hương càng cong và đẹp thì nồng độ hóa chất và thời gian ngâm tẩm càng nhiều. Vì thế, mức độ nguy hiểm sức khỏe con người ngày càng gia tăng.

Hơn nữa, nhiều gia đình có thói quen cắm chân hương vào đồ ăn, xôi... để cúng. Việc làm này khiến những hóa chất được tẩm trong chân hương truyền vào thức ăn, dẫn đến gây ngộ độc. Vì vậy, thay vì cắm hương vào thức ăn, bạn có thể cắm hương vào bát hương và để xa vị trí mâm cỗ tránh những tác hại sức khỏe.

Gây bệnh viêm phổi, làm bệnh hen suyễn tái phát

Nhiều gia đình hiện nay thường đốt hương rồi đóng cửa lại, khiến cho khói hương tụ lại một chỗ, loại khí CO2, SO2, Nox, formaldehyde sẽ tỏa ra xung quanh. Khi hít phải khói nhang có thể dẫn đến ho, chảy nước mắt, choáng vắng, nhức đầu, khó thở...

Mở cửa thoáng khi đốt hương

Các chuyên gia khuyên, nếu có dấu hiệu ho, sặc, khó thở… trong những vùng có nhiều khói thì phải ra ngay khỏi khu vực đó để tìm không khí thở an toàn khác.

Đối với các hộ gia đình, khi thắp hương nhang, tuyệt đối không được đóng cửa, phải luôn mở cửa thoáng để khói hương không bị tụ lại một chỗ.

Cần tránh cho người già và trẻ em tiếp xúc với khói hương. Họ là những đối tượng có sức cảm nhiễm thấp, mức hấp thụ lớn mà sự chống đỡ lại kém dẫn đến sức đề kháng không tốt nên rất dễ bị nhiễm độc.

Cuối năm, dịp lễ tết… không nên đưa các cháu đến những nơi có nhiều khói hương như chùa chiền, lễ hội.

Theo Khoevadep.com.vn