SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Nguy hiểm khi xăm hình từ vết bỏng nắng

Chủ nhật, 27/09/2015 14:02

Xăm hình từ vết bỏng nắng trở thành trào lưu mới hấp dẫn giới trẻ nhưng đồng thời cũng là xu hướng đe dọa sức khỏe trầm trọng.

Để thực hiện “hình xăm” này, mọi người sẽ dùng kem chống nắng vẽ nhiều hình dạng khác nhau lên cơ thể hoặc dùng một số dụng cụ che kín một phần da trong lúc phơi nắng.

Xăm hình từ vết bỏng nắng tăng nguy cơ ung thư da

Bỏng nắng (sunburn) là một tình trạng mẫn cảm ánh nắng (photosensitivity). Sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 2 - 6 giờ thì tổn thương da xuất hiện.

Dấu hiệu của những vùng da hở bị bỏng nắng như ở mặt, tam giác cổ áo, mu tay, cẳng tay sẽ có cảm giác bị rát, nóng hoặc châm chích, đôi khi có thể hơi ngứa. Sau đó da các vùng này bị đỏ lên, lúc đầu đỏ nhạt sau mức độ đỏ cứ tăng dần. Có thể sưng nề và có cảm giác bị căng cứng vùng da đó

Tuy nhiên, các chuyên gia trên thế đã lên tiếng cảnh báo rằng bất kỳ vết cháy nắng nào cũng có thể khiến da bị tổn thương, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da.

Báo Mỹ People dẫn lời Barney Kenet – một bác sĩ da liễu ở New York - cho biết đây trào lưu đi ngược với sức khỏe. Sự thật rõ ràng là cháy nắng sẽ để lại 2 hậu quả sau: Một là để lại nếp nhăn, tàn nhang, hai là gây ra ung thư da, đặc biệt khối u ác tính.

Bác sĩ da liễu này cho biết những tín đồ của trào lưu “nghệ thuật cháy nắng” có nguy cơ bị khối u ác tính nhiều hơn cả những người làm việc dưới ánh nắng mặt trời. Bác sĩ Kenet giải thích rằng một vết bỏng sâu có thể khiến người “xăm nắng” xuất hiện khối u ác tính. Còn những người làm việc dưới ánh mặt trời, mặc dù có thể họ bị tổn thương da khắp cơ thể nhưng do mặc đồ bảo hộ, họ ít có vết nám, ít nếp nhăn hơn.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch Hội Ung thư da Mỹ - Tiến sĩ Deborah S. Sarnoff - khuyến cáo người dân tránh tạo hình xăm bằng vết bỏng nắng ở bất cứ hình thức nào. Bỏng nắng không chỉ gây đau đớn, mà còn để lại những hậu quả khó lường như: Gây tổn hại ADN của da, đẩy nhanh quá trình lão hóa, tăng nguy cơ ung thư da...

Theo BS Doãn Thạch BV da liễu Hà Nội cháy nắng không nguy hiểm, nó chỉ làm xỉn màu da và sẽ biến mất sau một thời gian (tùy cơ địa mỗi người). Nhưng bỏng nắng thì khác, nó thường gây tổn thương da trên diện rộng, có thể kèm theo đau đầu, sốt và mệt mỏi.

Khi làn da chúng ta đang ảnh hưởng của các vết bỏng nắng, nếu trực tiếp xăm vào các vết bỏng đó rất nguy hiểm. Bởi các dụng cụ, cũng như thuốc xăm sẽ trực tiếp ăn sâu vào làn da đang bị tổn thương có thể gây viêm loét, nhiễm trùng… có thể dẫn đến tử vong.

Bản chất tia UV có trong ánh nắng mặt trời cũng là mối đe dọa có thể gây nên bệnh ung thư da. Vì vậy khi da bị tổn thương dù dưới hình thức nào chúng ta nên bảo vệ làn da, không nên có bất cứ hành động gì gây thêm tổn thương cho da. Chứ da đang bị bỏng mà tác động lên bằng các vết xăm quá nguy hiểm, tăng nguy cơ ung thư da.

Làm gì khi bị bỏng nắng

Theo các chuyên gia một khi bị bỏng nắng nên tránh các hoạt động ngoài trời khi còn nắng vì chúng có thể gây ra bỏng nắng ở cấp độ hai. Tiếp đến, hãy tắm nước lạnh bằng vòi hoa sen (chú ý không thêm bất cứ chất gì vào trong nước). Không cạo hay gỡ lớp da bỏng ra. Dùng khăn ẩm hay khăn mềm thấm khô da sau khi tắm.

Khị bỏng nắng tuyệt đối không dùng mỡ, kem hoặc các thuốc y học dân tộc bôi lên diện bỏng. Chúng có thể làm diện bỏng lâu liền hoặc không liền được.

Nếu diện bỏng bắt đầu xuất hiện phỏng nước hoặc nếu bạn có biểu hiện ngứa, rát đỏ, hoặc sốt, bạn cần đến khám bác sĩ da liễu ngay.

Qua đây, các chuyên gia khuyên mọi người nên ở trong bóng râm, đội mũ rộng vành, đeo kính mát, mặc áo khoác, sơ mi dài tay, bôi kem chống nắng thường xuyên nhằm chống lại tia UV, bảo vệ da.

Bảo vệ da bạn một cách tốt nhất, nên thoa kem ngay sau khi ra khỏi phòng tắm khi lỗ chân lông đang mở, cho phép da hấp thu kem dễ dàng

Theo thống kê, năm 2011, có tới 65.647 người Mỹ bị chẩn đoán có khối u ác tính và 9.128 người đã tử vong do căn bệnh này. Đáng chú ý, hầu hết các trường hợp ung thư da đều có thể phòng ngừa.

Theo ttvn.vn
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới