Bệnh rận mu là một căn bệnh do loài rận mu (Pthirus pubis) gây ra. Đây một loài côn trùng ký sinh phổ biến ở vùng lông mu của con người, thậm chí chúng có thể sống trên các khu vực có lông khác, bao gồm cả lông mi, gây ra bệnh rận mu. Bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số toàn thế giới. Bệnh rận mu tuy do loài rận ký sinh nhưng được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Dấu hiệu nhận biết
Ngứa, thường là các khu vực có lông hay tóc. Do cơ thể quá mẫn với nước bọc của rận mu nên cơn ngứa có thể trở nên dữ dội hơn trong hai hoặc nhiều tuần sau khi nhiễm bệnh.
Ở một số bệnh nhân xuất hiện những chấm có màu xám xanh hoặc xám đen ở những vùng bị rận hút máu, các chấm này có thể kéo dài trong nhiều ngày.
Xuất hiện các nốt mẩn đỏ, chấm đỏ kèm ngứa ngáy và khó chịu.
Cũng có thể quan sát thấy trứng và rận mu bám trên cơ thể bằng mắt thường.
Khi có các dấu hiệu trên, bạn nên đến chuyên khoa da liễu hoặc bác sĩ phụ/nam khoa để khám càng sớm càng tốt.
Cách ngừa rận “vùng kín”
- Tắm rửa hay xuyên, sau khi tắm nên lau khô người rồi mới mặc quần áo, không nên để da “vùng kín” ẩm ướt.
- Vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ, sau khi đi vệ sinh nên dùng khăn giấy thấm khô nước để “cô/cậu bé” sạch sẽ, khô thoáng.
- Giặt quần áo, chăn mền, khăn sạch sẽ. Đối với đồ lót nên thay ít nhất 2 lần/ngày, giặt sạch và phơi ngoài nắng. Có thể ủi đồ lót trước khi mặc để nếu có rận thì rận sẽ bị loại bỏ.
- Thỉnh thoảng nên cắt, tỉa lông “vùng kín” cho gọn gàng, dùng dung dịch vệ sinh an toàn.
- Hay kiểm tra đồ lót để sớm phát hiện rận. Nếu nghi ngờ bị rận, có thể bỏ luôn những chiếc quần lót đã mặc trước đó hoặc nấu sôi đồ lót theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Tránh dùng chung khăn tắm, quần áo, chăn mền với người khác. Thận trọng khi ngủ chung với ai đó, kể cả người cùng giới.
- Nếu nghi ngờ người yêu/bạn tình mắc bệnh rận lông mu, tuyệt đối không được quan hệ tình dục nếu bệnh chưa được chữa trị dứt điểm.