SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Những cách sơ cứu mà 90% mọi người thực hiện sai

Thứ tư, 24/05/2017 08:06

Việc sơ cứu không đúng cách có thể khiến vết thương lâu lành, hoại tử thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Sơ cứu vết thương bằng oxy già, i-ốt và rượu có thể gây nguy hiểm

Sơ cứu sai: Oxy già có thể phá hủy các tế bào mô liên kết khiến vết thương lâu lành. I-ốt và rượu làm bỏng tế bào khỏe mạnh, gây đau và sốc nếu bôi trực tiếp lên vết thương.

Sơ cứu đúng: Rửa vết thương bằng nước sạch hoặc nước đun sôi, sau đó bôi một loại thuốc mỡ có kháng sinh. Nếu không cần thiết, không nên băng bó vết thương để tránh làm chỗ đau bị ướt và lâu lành.

Khi sơ cứu vết thương tránh dùng oxy già, i-ốt và rượu

Ép tim có thể dẫn đến gãy xương sườn và tổn thương phổi, tim

Sơ cứu sai: Ép tim có thể khiến xương sườn bị gãy, phổi và tim bị tổn thương nghiêm trọng.

Sơ cứu đúng: Bạn chỉ nên làm động tác ép tim nếu chắc chắn bệnh nhân không thở, mạch ngừng đập và không có bác sĩ ở bên. Trong lúc một người gọi xe cứu thương, người khác có thể ép tim 100 nhịp/phút. Đối với trẻ em, chỉ nên thực hiện bằng các ngón tay và theo nhịp chậm hơn. Động tác hô hấp nhân tạo nên được làm khi tim đã đập trở lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể thao tác 30 lần ép tim và hai lần thổi ngạt, sau đó lặp lại.

Uống thuốc Paracetamol có thể dẫn đến các vấn đề về gan

Làm sai: Paracetamol hoặc acetaminophen làm giảm đau, viêm và là một phần của nhiều loại thuốc phổ biến. Quá liều của nó có thể gây suy gan và suy thận.

Làm đúng: Đo liều cẩn thận. Liều tối đa duy nhất cho người lớn là 1g (4g/ngày). Acetaminophen có trong nhiều loại thuốc, đặc biệt là thuốc chống cúm, kết hợp thuốc có thể dễ dẫn đến quá liều và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Chảy máu cam đừng ngửa đầu ra sau

Sơ cứu sai: Nếu ngửa đầu ra sau hoặc nằm ngửa, huyết áp sẽ tăng lên. Bạn không thể biết mức độ chảy máu nghiêm trọng tới đâu và máu có thể vào phổi hoặc gây nôn.

Sơ cứu đúng: Giữ đầu thẳng để giảm áp lực. Lấy viên đá lạnh chườm lên mũi rồi dùng tay bịt lỗ mũi trong vòng 15 phút. Nếu máu tiếp tục chảy nhiều hoặc vết thương nặng, hãy gọi cấp cứu.

Đừng cố kéo nạn nhân tai nạn ô tô ra khỏi xe hoặc đặt họ vị trí dễ chịu hơn

Sơ cứu sai: Phần lớn nạn nhân trong các vụ tai nạn đường bộ tử vong do các vết thương ở cổ và xương sống. Việc cố kéo họ ra khỏi xe hoặc đặt ở vị trí dễ chịu hơn có thể cướp đi mạng sống hoặc khiến người đó bị liệt.

Sơ cứu đúng: Nếu nạn nhân bị thương ở vùng đầu, cổ hoặc chấn thương xương sống (không chảy máu nhưng không có cảm giác ở các chi), hãy gọi cấp cứu và quan sát nhịp thở của họ cho tới khi bác sĩ đến.

Không nên dùng thuốc gây nôn trong trường hợp ngộ độc nghiêm trọng

Sơ cứu sai: Bạn không nên dùng thuốc gây nôn để loại bỏ chất độc bởi thuốc này có thể làm bỏng thực quản, tạo điều kiện cho chất độc vào phổi.

Sơ cứu đúng: Trong trường hợp nghi bị ngộ độc, hãy gọi cấp cứu, mô tả triệu chứng hay nguồn gốc có thể gây ngộ độc và nhớ viết ra lời dặn của bác sĩ trong lúc chờ xe cấp cứu. Đừng cố tìm kiếm những lời khuyên trên mạng. Dùng thuốc quá liều hay ngộ độc rượu sẽ rất nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời.

Cầm máu sai cách có thể dẫn đến hoại tử

Sơ cứu sai: Cầm máu sai cách hoặc không cần thiết có thể gây nên áp lực lớn lên chi, khiến máu khó cầm và ngăn cản sự lưu thông máu dẫn tới tình trạng hoại tử.

Sơ cứu đúng: Trong lúc đợi xe cứu thương tới, bạn nên băng bó vết thương bằng gạc vô trùng hoặc miếng vải sạch rồi ấn chặt.

Không đặt muỗng vào miệng hoặc kéo lưỡi của người bị co giật

Sơ cứu sai: Khi lên cơn co giật, bạn không nên cho thìa vào mồm nạn nhân, tránh tình trạng họ nuốt hoặc bị ngạt thở.

Sơ cứu đúng: Trong trường hợp này, bạn chỉ cần gọi bác sĩ. Bạn cũng nên trông chừng bệnh nhân khỏi những nguy hiểm từ bên ngoài. Sau khi cơn co giật qua đi, người bệnh nên được đặt nằm nghiêng.

Khi bị rắn cắn đừng cố hút nọc độc ra

Sơ cứu sai: Nếu bị rắn hay những loài có nọc độc cắn, đừng cố mút nọc độc ra. Một điều quan trọng cần nhớ là không di chuyển người bị nạn.

Sơ cứu đúng: Nếu bị cắn vào chi, hãy nằm xuống sao cho chỗ bị cắn thấp hơn tim. Sau đó gọi cấp cứu, mô tả tình hình, lắng nghe lời dặn của bác sĩ, uống nhiều nước.

>> Những dấu hiệu ung thư giai đoạn đầu mà nhiều người bỏ qua

An Nhiên (Theo Giadinhvietnam.com)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới