Với khí hậu khắc nghiệt như ngày nay tỷ lệ các bệnh về họng ra tăng với số lượng đáng báo động. Bệnh viêm họng là một bệnh rất phổ biến, nếu trong phế có nhiệt thì viêm họng cấp sẽ dễ dàng bị đi bị lại, dùng kháng sinh chỉ khỏi đợt cấp nhưng không thể ngăn được bệnh tái phát. Viêm họng mãn, viêm họng hạt thì vẫn là một thách thức với thuốc kháng sinh.
Viêm họng có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
Gây bệnh ở tim
Có nhiều vi khuẩn gây viêm họng, trong đó, liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A (Streptococcus A) khi xâm nhập vào họng, nếu không được chữa trị đến nơi đến chốn sẽ gây thấp tim, thấp khớp, viêm cầu thận.
Vỏ của vi khuẩn này có phần cấu tạo giống cơ tim, thận, khớp. Khi vi khuẩn xâm nhập, cơ thể sẽ tạo kháng thể tấn công vi khuẩn. Và, cũng chính kháng thể này lại phá hủy mô nội mạc tim, gây bệnh thấp tim, bệnh van tim. Điều này xảy ra tương tự với thận và khớp.
Khoảng hai-ba tuần sau viêm họng, bệnh nhân có thể bị viêm các khớp: khuỷu tay, đầu gối, cổ chân… Cơn đau kéo dài từ năm-bảy ngày. Song, nếu bệnh tái đi tái lại, gây tổn thương van tim, làm cho các lá van dày lên, xơ cứng và có thể dẫn đến hẹp van hai lá, hở van độngmạch chủ...
Thấp khớp cấp
Tình trạng viêm cấp tính các khớp lớn xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn. Các khớp bị viêm có biểu hiện sưng, nóng, đỏ và đau. Thường hay bị ở khớp gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay.
Các khớp bị viêm có hiện tượng di chuyển, khớp này bị sau đó khớp kia bị. Sau khi di chuyển thì khớp cũ không còn biểu hiện viêm. Biến chứng này nếu không được điều trị sẽ gây hỏng màng khớp và ảnh hưởng tới chức năng vận động sau này.
Viêm phổi
Mùa nắng nóng, các bé thích ăn kem, uống nước lạnh… dễ bị sốt, ho, chảy nước mũi. Những trường hợp bệnh nhẹ, do không giữ gìn kỹ, bé bị nhiễm lạnh, vi trùng từ đường hô hấp trên sẽ nhanh chóng tiến vào phế quản, phổi.
Các bé biết nói sẽ dễ dàng báo cho cha mẹ biết tình trạng mệt, khó thở, trong khi đó, trẻ nhỏ hơn sẽ quấy khóc, biểu hiện khó chịu nên phụ huynh dễ nhầm với việc mọc răng, gắt ngủ. Phổi bị viêm, đồng nghĩa với các túi khí (phế nang) sẽ chứa mủ, chất nhầy… gây thiếu ôxy, khó thở, nguy cơ tử vong cao.
Do đó, khi thấy bé có các dấu hiệu viêm họng, ho, sổ mũi, quấy khóc, kém vui chơi… cần đặc biệt lưu ý. Nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu thấy triệu chứng không thuyên giảm. Khi thấy các triệu chứng: cơ thể tím tái, ngủ li bì, thở có tiếng rít… là bệnh đã nặng, đe dọatính mạng.
Đề phòng các biến chứng
- Cần giữ gìn sức khỏe cho trẻ, nhất là những đợt thời tiết chuyển mùa. Việc giữ ấm cổ trẻ em là cần nhất, mặc dù đây không phải là biện pháp có thể loại bỏ tuyệt đối viêm họng, nhưng nó làm giảm phần lớn nguy cơ bị viêm họng cấp ở trẻ em.
- Khi trẻ bị viêm họng cấp, cần phải được đi khám, không được tự ý điều trị theo người bán thuốc. Đi khám để bác sĩ biết được cụ thể mức độ bệnh và có hướng điều trị, và để xác định xem viêm họng cấp đã có biến chứng hay chưa; cần điều trị triệt để viêm họng cấp ở trẻ em.
Khi trẻ bị viêm họng cấp, không điều trị ngắt quãng, điều trị một vài ngày rồi bỏ. Cần điều trị đủ liều thuốc, đủ thời gian theo hướng dẫn của người có chuyên môn để khỏi bệnh và ngăn ngừa biến chứng xảy ra.