Ông Ngô năm nay đã 78 tuổi. Nhìn lại thói quen sinh hoạt của ông, có thể thấy ông rất thích thịt mỡ. Khi ông còn trẻ, gia đình ông không khá giả, nguồn cung thực phẩm khan hiếm và thịt là một thứ xa xỉ.
Khi lớn lên và mức sống được cải thiện, ông Ngô thường dung sử dụng thịt. Đặc biệt là sau khi bước vào tuổi già, hàm răng của ông không còn chắc khỏe như hồi trẻ, không còn khả năng tiêu hóa thức ăn cứng cần nhai. Ông hay lựa chọn các sản phẩm thịt béo như thịt lợn om mềm, thịt lợn om rau muối, những món ăn này có kết cấu mềm, dễ nhai và dễ tiêu hóa, đáp ứng nhu cầu và sở thích khẩu vị của ông.
Mặc dù gia đình bày tỏ lo ngại về việc ông Ngô ăn quá nhiều chất béo và đưa ra lời khuyên rằng nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như mỡ máu cao, nhưng ông đã phớt lờ và thậm chí còn đưa ra một số bằng chứng ủng hộ quan điểm của mình. Ông giữ quan điểm thịt mỡ giàu chất dinh dưỡng và là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe nên rất tự tin với thói quen ăn thịt mỡ của mình.
Trường hợp của ông Ngô đã khiến mọi người thắc mắc và suy nghĩ về mối liên hệ giữa chất béo và sức khỏe. Liệu những người thường xuyên ăn thịt mỡ sống lâu hơn hay ngắn hơn?
1. Thịt mỡ không phải là thực phẩm hoàn toàn tốt cho sức khỏe
Mặc dù thịt mỡ chứa nhiều axit béo không bão hòa, có tác dụng hạ đường huyết, cholesterol và điều hòa lipid máu nhưng thịt mỡ cũng chứa tỷ lệ cao axit béo bão hòa. Theo dữ liệu từ "Bảng thành phần thực phẩm Trung Quốc", thịt lợn chứa khoảng 37% axit béo bão hòa, hấp thụ quá nhiều axit béo bão hòa sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như huyết áp cao và cholesterol cao.
2. Ăn thịt và ăn chay - "cuộc chiến trường thọ"
Những người ăn thịt tin rằng việc ăn thịt là cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Họ tin rằng thịt rất giàu protein, sắt, kẽm và các chất dinh dưỡng khác và là nguồn cung cấp thiết yếu để duy trì sức khỏe tốt. Đặc biệt đối với trẻ em và thanh thiếu niên, protein trong thịt là hỗ trợ quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển, việc thiếu các chất dinh dưỡng này có thể dẫn đến chậm phát triển, suy dinh dưỡng và các vấn đề khác. Những người ăn thịt có xu hướng tin rằng ăn thịt là một trong những yếu tố then chốt giúp kéo dài tuổi thọ.
Những người ăn chay có quan điểm ngược lại. Họ tin rằng chế độ ăn chay có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và giảm khả năng mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường và tăng huyết áp. Những người ăn chay tin rằng thực phẩm có nguồn gốc thực vật rất giàu chất dinh dưỡng, có thể giúp giảm lipid máu, kiểm soát cân nặng và kéo dài tuổi thọ.
Trên thực tế, không có câu trả lời rõ ràng về việc ăn thịt hay ăn chay có lợi hơn cho tuổi thọ. Một nghiên cứu năm 2015 lưu ý rằng mặc dù ăn chay có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh nhưng việc ăn chay lâu dài không làm giảm nguy cơ tử vong sớm. Một nghiên cứu năm 2017 cũng lưu ý rằng không có sự khác biệt đáng kể về nguy cơ tử vong giữa người ăn chay và người không ăn chay.
Nghiên cứu sâu hơn cho thấy lượng protein vừa phải cũng có tác động tích cực đến tuổi thọ. Một nghiên cứu năm 2018 liên quan đến 11 quốc gia cho thấy người lớn tuổi bổ sung đủ chất đạm sẽ sống lâu hơn. Vì vậy, ăn thịt đúng cách cũng có lợi cho tuổi thọ.
3. Thực hiện 4 điều này để ăn uống lành mạnh hơn
Ăn ít thịt đỏ và nhiều thịt trắng: Mặc dù thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu... cung cấp nhiều dinh dưỡng nhưng hàm lượng chất béo cao, nhưng ăn quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Giảm vừa phải lượng thịt đỏ và ăn nhiều thịt trắng như cá và thịt gia cầm. Thịt trắng có nhiều axit béo không bão hòa, giúp giảm mức cholesterol.
Thực phẩm chủ yếu nên tăng cường ngũ cốc thô: Thực phẩm chủ yếu của người hiện đại chủ yếu là gạo tinh chế và mì, nhưng cách kết hợp này có thể dẫn đến chế độ ăn không đủ chất xơ và ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột cũng như kiểm soát lượng đường trong máu. Tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như gạo lứt, ngô, lúa mì..., trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Những loại ngũ cốc nguyên hạt này rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp thúc đẩy nhu động ruột và duy trì sự ổn định lượng đường trong máu.
Ghép thịt với rau, nấm: Khi thưởng thức thịt, bạn nên kết hợp thịt với rau, nấm ở mức độ vừa phải. Rau và nấm rất giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng cường khả năng miễn dịch, đồng thời có tác dụng trung hòa cholesterol và chất béo trong thịt, giảm tác dụng phụ đối với cơ thể. Nên ăn nhiều rau lá xanh, cà chua, cà rốt, nấm...
Phương pháp nấu phải ở nhiệt độ thấp nhất có thể: Khi nấu thịt, nên sử dụng nhiều nhất có thể các phương pháp nấu ở nhiệt độ thấp như hấp, luộc, hầm... Các phương pháp nấu ở nhiệt độ cao như chiên, quay nên tránh. Nấu ăn ở nhiệt độ cao có thể khiến protein và chất béo trong thực phẩm sản sinh ra các chất có hại, làm tăng nguy cơ ung thư và bệnh tim mạch. Cố gắng chọn phương pháp nấu ở nhiệt độ thấp để duy trì hàm lượng dinh dưỡng và hương vị của thực phẩm.
4. Tóm lại
Thực ra ăn thịt và ăn chay đều có ưu và nhược điểm riêng, mấu chốt nằm ở sự điều độ và cân bằng. Tuổi thọ khỏe mạnh là một vấn đề toàn diện không chỉ phụ thuộc vào chế độ ăn uống mà còn bao gồm cả việc tập luyện, thói quen sinh hoạt, tâm lý.... Chúng ta nên điều chỉnh hợp lý cơ cấu chế độ ăn uống tùy theo hoàn cảnh của mình, duy trì sự đa dạng và chú ý đến các khía cạnh khác của quản lý sức khỏe để có thể thực sự tận hưởng những lợi ích của sức khỏe.