SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Những người trên 50 tuổi không muốn bị đột quỵ thì nên thay đổi những thói quen sinh hoạt sau

Thứ hai, 08/03/2021 19:31

Đối với những người trên 50 tuổi, kèm theo nhiều bệnh lý nền từ tim mạch, tăng huyết áp đến tiểu đường, mỡ máu… thì đặc biệt phải chú ý những thông tin dưới đây để biết mùa lạnh năm nay cần trang bị những kỹ năng gì để phòng ngừa đột quỵ.

Đột quỵ ở người cao tuổi là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đột quỵ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, dẫn đến tử vong. Bằng cách nhận biết được những dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ sẽ giúp bạn kịp thời điều trị và hạn chế được những rủi ro.

Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng hơn 75% người bị đột quỵ lần đầu sống sót trong năm đầu tiên. Đột quỵ ở người cao tuổi là tình trạng phổ biến, có đến 66% trường hợp là những người trên 65 tuổi. Phần lớn những người sống sót sau cơn đột quy có thể phục hồi các chức năng theo thời gian. Tuy nhiên, có đến 25% người bị khuyết tật nhẹ và 40% người bị khuyết tật từ vừa đến nặng.

Nguyên nhân gây đột quỵ

Nguyên nhân gây nên chứng đột quỵ có thể do chảy máu não vì tăng huyết áp hoặc nhồi máu não vì tắc nghẽn mạch máu. Nếu do chảy máu não, các triệu chứng bệnh lý thường xảy ra đột ngột. Nếu do nhồi máu não thì những triệu chứng bệnh lý xuất hiện một cách từ từ trong vòng nhiều giờ.

Xuất huyết não có thể ồ ạt hay từ từ, tùy thuộc vào vị trí và mức độ mạch máu bị vỡ. Ngoài ra cũng có thể gặp đột quỵ do rối loạn đông máu hoặc ở người bệnh đang dùng thuốc điều trị chống đông máu.

Vậy chúng ta nên thay đổi những thói quen sinh hoạt nào để ngăn ngừa đột quỵ?

Tăng cường tập thể dục thể thao

Thứ nhất, khi bước vào tuổi ngũ tuần, sức khỏe thể chất giảm sút, chúng ta phải bỏ thói quen không yêu thể thao. Ngày nay, cuộc sống hiện đại, văn minh và đầy đủ tiện nghi hơn nhưng cùng với đó, chúng ta dễ mắc những căn bệnh khác nhau mà nguyên nhân chủ yếu là chúng ta có lối sống dễ dãi quá mức, mức sống cao hơn, lượng thức ăn nạp vào cơ thể nhiều hơn, nhưng lại không hề vận động, hoạt động thể chất dẫn tới năng lượng dư thừa gây béo phì.

Một khi cơ thể con người béo phì sẽ làm tăng áp lực trao đổi chất của con người, lâu dần sẽ sinh ra các bệnh như cao huyết áp, tăng mỡ máu, tăng đường huyết, vì vậy muốn bồi bổ cơ thể chúng ta phải vận động vừa phải hàng ngày, có kiểm soát. Cân nặng và duy trì một cơ thể khỏe mạnh có thể ngăn ngừa đột quỵ.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Những người mắc các bệnh lý đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu càng cần đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh, không để các chỉ số vượt quá mức nguy hiểm gây ra đột quỵ.

Chế độ ăn uống khoa học

Ăn uống cân đối, hợp lý, không ăn nhiều chất béo bão hòa như mỡ, lòng động vật, bơ… giảm muối trong khẩu phần ăn.

Thu Hiền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới