Sai lầm khi ăn nhãn không phải ai cũng biết nên khá nhiều người mắc phải. Nhãn là loại quả phổ biến trong mùa hè và chứa nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên, khi ăn nhãn bạn nên tránh những sai lầm sau.
1. Ăn nhãn khi đang bị nổi mụn
Đối với những người đang bị mẩn ngứa, hay nóng trong hoặc đang bị mụn thì nên hạn chế ăn nhãn, bởi theo Đông y, nhãn có vị ngọt, tính ấm nên thường gây nóng trong, dễ dẫn đến nổi mụn.
Một trong những sai lầm khi ăn nhãn thường thấy là ăn nhãn khi bạn đang bị mụn hay mẩn ngứa.
2. Ăn nhãn khi đang mang thai
Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai nếu ăn quá nhiều nhãn, long nhãn có thể gây ra bệnh nóng trong, đau bụng, ra huyết và thậm chí có thể dẫn tới bị động thai. Vì lo sợ điều này mà hiện nay nhiều thai phụ tuyệt đối nói “không” với nhãn trong suốt thai kì, tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây là một quan niệm chưa đúng. Vào vụ chính, thai phụ vẫn nên thưởng thức nhãn, nhưng không ăn quá nhiều.
3. Ăn nhãn khi bị tiểu đường
Nhãn là một trong những loại quả có lượng đường cao, vì thế, nếu ăn nhiều, loại quả này vừa cung cấp nhiều năng lượng, vừa cung cấp lượng đường lớn trong máu.Theo các nhà khoa học, khoảng 300g quả nhãn cung cấp lượng đường tương đương với một bát cơm. Đối với người khỏe mạnh bình thường thì không sao, nhưng với người có bệnh tiểu đường thì ăn nhãn không có lợi vì nhãn khiến đường huyết tăng cao đột ngột rất nguy hiểm.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo chúng ta chỉ nên ăn 200 - 300g nhãn/ngày. Điều này sẽ đảm bảo cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết và cơ thể dễ dàng hấp thụ.
4. Ăn nhãn sau khi sinh
Rất nhiều bà mẹ quan niệm nhãn không tốt cho phụ nữ mang thai thì sau sinh cũng không nên ăn nhãn. Điều này cũng là sai lầm khi ăn nhãn mà nhiều chị em mắc phải. Bởi sau sinh, cơ thể phụ nữ thường bị lạnh, việc ăn nhãn hoặc cháo long nhãn sẽ giúp khí huyết lưu thông, cơ thể nhanh chóng hồi phục.