SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Những thứ không nên cho vào lò vi sóng

Thứ năm, 18/12/2014 10:35

Sữa mẹ được sử dụng để trẻ có thể hấp thu những chất kháng khuẩn mạnh mẽ vốn có trong sữa mẹ. Tuy nhiên, khi sữa mẹ làm đông lạnh và được rã đông bằng lò vi sóng thì vi khuẩn Ecoli phát triển trong sữa mẹ sẽ được hâm lại.

Lò vi sóng được ưa chuộng bởi tốc độ làm nóng nhanh, tiết kiệm thời gian làm rã đông, tuy nhiên không phải tất cả mọi thứ đều có thể cho được vào lò vi sóng.

Lò vi sóng sinh ra bức xạ nhiệt không ion hóa. Nhiều nghiên cứu cho thấy, điều này có thể gây ra sự thay đổi trong máu và nhịp tim của chúng ta cũng như thực phẩm nấu bằng lò vi sóng có thể gây một số loại ung thư dạ dày và đường ruột nhất định.

Sữa mẹ

Sữa mẹ được sử dụng để trẻ có thể hấp thu những chất kháng khuẩn mạnh mẽ vốn có trong sữa mẹ. Tuy nhiên, khi sữa mẹ làm đông lạnh và được rã đông bằng lò vi sóng thì vi khuẩn E-coli phát triển trong sữa mẹ sẽ được hâm lại. Kết quả này cho thấy việc bạn bỏ sữa mẹ vào lò vi sóng sẽ có khả năng làm tăng vi khuẩn lên gấp 18 lần so với việc hâm nóng bình thường.

Các vi khuẩn trong sữa mẹ sau khi được hâm nóng sẽ làm giảm hoạt động enzim ở trẻ cũng như thúc đẩy sự phát triển những vi khuẩn có hại ở trẻ.

Súp lơ

Súp lơ xanh cho vào lò vi sóng sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong súp lơ. Ảnh minh họa

Súp lơ là loại rau nhanh bị làm nóng nhất trong các loại rau khi cho vào lò vi sóng. Dù chế biến theo cách nào thì một số loại dinh dưỡng trong rau cũng sẽ bị mất đi. Luộc là cách an toàn và hiệu quả nhất khi chế biến rau súp lơ song vẫn làm mất đi tầm 11% chất oxy hóa có trong súp lơ.

Hoa quả đông đá

Đây luôn là cách tiết kiệm thời gian hiệu quả. Mua thực phẩm đông lạnh thật ra không phải là một ý tồi, bởi quá trình cấp đông nhanh có thể giúp trái cây giữ được chất dinh dưỡng.

Các nghiên cứu ở Nga vào cuối những năm 1970 đã cho thấy, rau củ quả được rã đông trong lò vi sóng làm chuyển hóa những glucoside và gaclactacside có lợi thành những chất có thể gây ung thư. Người Nga cũng tiếp tục nghiên cứu vào đầu những năm 1990 và thấy những ảnh hưởng về miễn dịch học của lò vi sóng. Trái cây đông lạnh tốt nhất được tự rã đông trong tủ lạnh hoặc đơn giản là trên kệ bếp ở nhiệt độ phòng.

Thịt đông lạnh

Thịt là loại thực phẩm khó rã đông nhất vì thời gian rã đông lâu khiến bên ngoài và các cạnh của miếng thịt chín trong khi phần bên trong vẫn đông đá.

Khi nhiệt độ đạt từ 4,5 tới 60 độ, vi khuẩn trong thịt bắt đầu phát triển và sinh sôi, nếu không được nấu ngay, miếng thịt sẽ nhanh bị ôi thiu.

Các nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy, thịt nấu hơn 6 phút trong lò vi sóng có thể làm mất một nửa lượng vitamin B12 có trong nó. Cách tốt nhất để rã đông thịt là để trong tủ lạnh rã đông qua đêm hoặc rã đông dưới vòi nước lạnh đang chảy.

Trứng

Nhiệt độ cao trong lò vi sóng sẽ làm không khí trong trứng giãn nở, dẫn tới nổ tung quả trứng.

Ớt đỏ

Ngoài việc ớt có thể bốc hỏa trong lò vi sóng, thì khi mở cửa lò ra bạn sẽ bị “tấn công” bởi hơi cay nóng, khiến bạn chảy nước mắt và ho sặc sụa!

Nho

Có nhiều loại trái cây chịu được nhiệt độ cao, nhưng nho thì sẽ bốc cháy, nổ tung nếu bỏ vào lò vi sóng và nho khô thì sẽ bắt lửa và bốc khói nếu được cho vào lò.

Thức ăn bọc nhựa hoặc đựng trong vật dụng nhựa

Tuyệt đối không nấu trong lò vi sóng bằng bất cứ thứ gì có nhựa bao quanh. Khi bạn đun nóng thức ăn được bao quanh bằng vỏ nhựa, bạn có thể tạo nên những chất gây ung thư.

Nấu những thứ được gói bằng nhựa hoặc đựng trong hộp nhựa có thể thải ra những chất độc hóa học nguy hiểm trực tiếp vào trong thức ăn của bạn. Những hóa chất đó bao gồm: BPA, polyethylene terpthalate (PET), benzene, toluene, xylene. Tương tự, tuyệt đối không nên làm nóng bình sữa bằng nhựa của bé trong lò vi sóng.

Theo Nguoitieudung.com.vn