Sữa chua là món ngon và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng không phải ai ai cũng đều thích hợp.
Những người không nên ăn sữa chua
Những người bị đi ngoài hoặc mắc bệnh đường ruột, sau khi đường ruột đã bị tổn thương ăn sữa chua phải rất thận trọng; trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cũng không nên ăn sữa chua.
Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường, sơ cứng động mạch, viêm gan và viêm tuyến tụy tốt nhất không nên ăn sữa chua có đường, nếu không rất dễ làm cho bệnh nặng thêm.
Điều đặc biệt, đối với những trẻ bị dị ứng với sữa cũng nên cẩn thận với sữa chua vì nó có thể gây khó thở, phát ban, nôn mửa…; thậm chí có thể tử vong. Với những trẻ có hệ tiêu hóa không ổn định thì sữa chua là liều thuốc chữa trị hiệu quả. nhưng với trẻ thường xuyên bị đầy hơi, cha mẹ nên hạn chế lượng probiotics bé tiếp nạp hằng ngày.
Những người thích hợp ăn nhiều sữa chua là: những người thường xuyên uống rượu, thường xuyên hút thuốc, thường xuyên làm việc trước máy vi tính, thường xuyên táo bón, người bị loãng xương, người bị tâm huyết quản…
Thực phẩm cấm kết hợp với sữa chua
Nếu kết hợp sữa chua với các chất chứa nhiều dầu mỡ như lạp xưởng, thịt hun khói… lại có thể tạo ra N-nitrosamine có khả năng gây ung thư rất cao.
Sữa chua còn không nên ăn cùng khi dùng một số thuốc kháng sinh như Chloramphenicol, Erythromycin, hay thuốc nhóm Sunfonamides, chúng có thể giết chết hoặc phá hoại lactic axit trong sữa chua.
Sữa chua có chứa đường lactose, 1 loại protein khó tiêu. Khi trẻ ăn vào có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn,…. Vì vậy với những trẻ không hấp thụ được đường lactose sẽ cảm thấy khó chịu khi dùng sữa chua.
Trong thành phần của sữa chua có chứa đường, nếu lạm dụng quá nhiều sữa chua trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ khiến lượng đường trong cơ thể tăng quá mức cần thiết.
Ngoài ra, nhiều loại sữa chua có chứa hàm lượng chất béo rất cao và là nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em. Đây là lý do gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác như tiểu đường, bệnh tim, rối loạn giấc ngủ và cả trầm cảm.
Lưu ý:
Không nên ăn sữa chua lúc đói: Khi đói, dịch vị trong dạ dày có độ pH từ 2 trở xuống sẽ làm men lactic trong sữa chua dễ bị huỷ hoại. Đồng thời, không nên ăn sữa chua và uống thuốc cùng lúc vì các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt.
Bên cạnh đó, cần phải đặc biệt lưu ý đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm khi chọn mua sữa chua, cũng như quá trình bảo quản khi trữ trong nhà.