Vitamin B giúp hỗ trợ hệ thần kinh, tiêu hóa phát triển khỏe mạnh, tăng cường trí nhớ, điều hòa huyết áp và tâm trạng của bạn. Dưới đây là những danh sách thực phẩm chứa các nhóm vitamin B quan trọng.
1. Nhóm thực phẩm vitamin B2
Vitamin B2 (hay còn gọi là riboflavin) là một vitamin thiết yếu cho sự chuyển hóa năng lượng và quá trình sản xuất tế bào. Sữa và sản phẩm từ sữa như pho mát, sữa chua rất giàu vitamin B2. Bên cạnh đó, các loại rau lá xanh đậm, măng tây, rau bina, trứng, thịt gà cũng cung cấp một lượng đáng kể vitamin B2 cho cơ thể. Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên bổ sung đủ hàng ngày 1,1 mg riboflavin và nam giới là 1,3 mg riboflavin.
2. Nhóm thực phẩm vitamin B7 (Biotin)
Biotin là dưỡng chất cần thiết cho sự trao đổi chất khỏe mạnh. Những thực phẩm hàng đầu giàu vitamin B7 là đậu phộng, hạnh nhân, trứng, cá hồi, quả óc chó.
3. Nhóm thực phẩm vitamin B6 (Pyridoxine)
Chế độ ăn uống hàng ngày của bạn nên bao gồm 1,3 mg vitamin B6 để hỗ trợ sự tăng trưởng của các tế bào máu mới. Đây là một vitamin tan trong nước, rất cần thiết cho hệ miễn dịch, hệ thống thần kinh, duy trì đúng các quá trình chuyển hóa tế bào và bất kỳ chức năng nào khác của cơ thể. Sự thiếu hụt vitamin B6 có thể dẫn đến trầm cảm, co giật, viêm da, thậm chí thiếu máu.
Các loại hạt, đậu rất giàu vitamin B6. Trong 100g hạt hướng dương chứa 1,35 mg; trong 100g hạt dẻ cười chứa 1,12mg; trong 100g cá hồi, cá ngừ nấu chín chứa 1,04mg; trong 100g chuối chứa 0,37mg...
4. Nhóm thực phẩm vitamin B3 (Niacin)
Vitamin B3 thúc đẩy các chức năng hệ tim mạch và thần kinh khỏe mạnh. Ngoài ra, vitamin B3 còn hỗ trợ bạn trong việc sản xuất năng lượng. Phụ nữ cần 14 mg niacin, trong khi nam giới cần 16 mg mỗi ngày. Nếu bạn có một thiếu hụt vitamin B3, điều này có thể dẫn đến bệnh viêm da, tiêu chảy, mất trí nhớ, mê sảng.
Trong 100g cá có chứa 22,1mg vitamin B3; trong 100g ức gà nấu chín chứa 14,8mg; trong 100g đậu phộng chứa 13,8mg; trong 100g gan động vật nấu chín chứa 16,7mg...
5. Nhóm thực phẩm vitamin B5 (Pantothenic)
Pantothenic là một vitamin thiết yếu cần thiết cho việc đảm bảo các chức năng enzym, quá trình sản xuất tế bào của cơ thể. Phụ nữ và nam giới cần phải tiêu thụ 5 mg vitamin B5 hàng ngày. Sự thiếu hụt vitamin B5 có thể dẫn đến sự thờ ơ, tê liệt, khó chịu, mệt mỏi và chuột rút cơ bắp.
Những thực phẩm giàu vitamin B5 là ngũ cốc nguyên hạt, gan động vật, thịt bò, thịt bê, trứng, thịt nạc...
6. Nhóm thực phẩm vitamin B9 (Folate)
Các bác sĩ khuyên rằng mọi người nên tiêu thụ 400 microgram vitamin B9 hàng ngày. Nó sẽ giúp thúc đẩy sức khỏe tế bào máu và chức năng của hệ thần kinh. Vitamin B9 cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể như tổng hợp DNA, tăng trưởng tế bào và phân chia tế bào. Sự thiếu hụt vitamin này có thể dẫn đến sự phát triển chậm hơn ở trẻ em và thiếu máu ở người lớn. Đối với phụ nữ mang thai, axit folic là đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của bào thai, phòng tránh các dị tật.
Những nguồn cung cấp dồi dào B9 là ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt đậu, trái cây khô, măng tây, đậu lăng, rau bina...
7. Nhóm thực phẩm vitamin B12 (Cobalamin)
Các sản phẩm từ đậu nành và ngũ cốc tăng cường bổ sung vitamin B12 cho cơ thể. Nếu thiếu vitamin B12 sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu máu, trầm cảm và thậm chí liệt vĩnh viễn hệ thống thần kinh trung ương và não.
8. Nhóm thực phẩm vitamin B1 (Thiamin)
Vitamin B1 giúp hỗ trợ tiêu hóa và quá trình trao đổi chất của cơ thể, kích thích sự thèm ăn. Nam giới cần 1,2mg và phụ nữ 1,1 mg vitamin B1 mỗi ngày. Các loại ngũ cốc, bánh mì, các loại hạt, vừng, thịt nạc là nguồn bổ sung dồi dào nhất.