Sừng tê giác
Đối với bài thuốc, vị thuốc có liên quan đến động vật hoang dã thuộc loại quý hiếm cần phải bảo tồn triệt để (như: cao hổ cốt, sừng tê giác), quan điểm cần nhất quán là chúng không phải là sinh vật tồn tại chỉ nhằm chữa bệnh cho con người.
Từ những gì được ghi trong sách cổ, sừng tê giác theo thời gian được dùng theo kinh nghiệm dân gian và được đồn đại, truyền miệng cho đến nay, những tác dụng của sừng tê giác được gán ghép, nhân nhiều lên, thổi phồng để trở thành huyền thoại chữa được “bá bệnh”, như: sừng tê giác chữa được nhiều loại ung thư hoặc chữa một cách “thần sầu” bệnh yếu sinh lý, liệt dương ở nam giới. Và vì thế, sừng tê giác trở thành một vị thuốc rất đắt tiền, và tê giác bị săn lùng, bị tận diệt một cách không thương tiếc để ngày nay được nêu trong sách đỏ cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
Nhung hươu
Nhung hươu là sừng non (lộc) của hươu đực, được coi là 4 thượng dược (sâm, nhung, quế, phụ). Nhưng theo các chuyên gia, nếu không biết dùng sẽ "lợi bất cập hại".
Theo Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Xuân Hướng (Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam), lộc nhung không phải thuốc tiên chữa bách bệnh, mà phải biết dùng và dùng đúng mới tốt cho sức khỏe. Đông y khuyên những người béo phì, đờm nhiều, hay mệt mỏi, có thấp đàm nhiều không được uống. Người tì hư hàn không được uống. Người gan nóng, áp huyết cao, viêm thận nặng cũng không được uống. Ăn nhung hươu còn có thể bị lở ngứa đối với người có cơ địa dị ứng.
Nếu người gầy, trong mình nóng, thiếu máu hay mất máu, viêm phế quản, khạc đờm vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm bụng sôi, đầy bụng, đau bụng đi ngoài, người bị nóng do âm hư sinh nội nhiệt, người hẹp van tim cũng không nên dùng nhung. Ông Nguyễn Xuân Hướng cho biết, đã có trường hợp do không biết cách chế biến, không cạo lông nhung nên tuy ngâm rượu mà chất bổ không ra, uống phải lông nhung sau 1 tháng bị viêm ruột, viêm đường tiêu hóa. Khi ruột đã bị viêm do lông của nhung hươu thì cực kỳ khó chữa. Nhung rất bổ nhưng chỉ dùng khi thật cần thiết và ngưng sau 2 - 3 tuần vì dùng lâu và liều cao sẽ làm nứt thịt. Có trường hợp người tiêu dùng tự ý sử dụng lộc nhung không đúng bệnh, đúng liều đã làm cơ thể khoẻ đâu không thấy, lại thấy người ốm thêm.
Rượu rắn
Nhiều người mách nhau ngâm từ 3 - 5 con rắn trong rượu không chỉ chữa xương khớp hiệu quả mà còn có thể nâng cao "sinh lý". Theo các chuyên gia, việc uống rượu rắn toàn tính không có khả năng chữa bệnh nam giới, thậm chí còn gây mất khả năng sinh sản, nhiễm độc dẫn tới tử vong.
Theo các chuyên gia, việc uống rượu rắn toàn tính không có khả năng chữa bệnh nam giới, thậm chí còn gây mất khả năng sinh sản, nhiễm độc dẫn tới tử vong.
Trong các tài liệu không nói tới tác dụng "bổ thận tráng dương", giúp tăng cường sinh lý của rượu rắn. Những người còn trong độ tuổi sinh đẻ không nên uống rượu rắn, nếu lạm dụng rượu rắn có khi làm cho "cái ấy" yếu đi, thậm chí không còn khả năng sinh con nữa.
Phụ nữ có thai và trẻ em không được dùng rượu rắn. Đặc biệt, những người có bệnh nội khoa, nhất là các bệnh suy thận, tăng huyết áp, bệnh gan, tim mạch không nên sử dụng rượu và thịt rắn vì trong đó còn một hàm lượng độc tố nhỏ. Tuy nhiên, người thận yếu sẽ không thể phân giải độc tố này, làm cho thận nhanh suy yếu hơn, đồng thời chạy vào tim và có thể làm tim ngừng đập nhanh chóng.