Mùa hè, rau mồng tơi phát triển tốt và được bày bán nhiều. Loại rau này ngon nhất là nấu canh, xào tỏi. Trong rau mồng tơi có chứa vitamin A, vitamin B9 (acid folic), vitamin C, calci, magie, sắt và vài chất chống oxy hóa, chất saponin, các acid amin thiết yếu như arginin, isoleucine, leucine, lysin, tryptophan...
Nhưng khi ăn rau mồng tơi cần lưu ý không nên ăn sống, không nấu chung với thịt bò. Ngoài ra, chuyên gia khuyến cáo không nên ăn rau mồng tơi quá 2 - 3 lần/1 tuần vì có thể làm tăng nguy cơ mắc những bệnh này:
Tiêu chảy
Ăn quá nhiều rau mồng tơi có thể bị tiêu chảy, tiêu lỏng, viêm loét dạ dày, tá tràng... Nếu hệ tiêu hóa không tốt, bạn cần lưu ý điều này để không phải chịu hậu quả từ chứng bệnh này.
Không nên ăn rau mồng tơi quá 2 - 3 lần/1 tuần.
Sỏi thận
Rau mồng tơi chứa nhiều purin, hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axít oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.
Mảng bám ở răng
Do trong rau mồng tơi các acid oxalic (Acid oxalic có chứa tinh thể nhỏ, không hòa tan trong nước, dễ bám vào răng) nên việc ăn loại rau này khiến bạn cảm thấy mảng bám ở răng nhiều hơn. Vì thế, sau khi ăn rau mùng tơi, hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ để luôn cảm thấy thoải mái, tự tin trong việc giao tiếp với người khác.
Đầy bụng, chuột rút
Rau mồng tơi có chứa hàm lượng cao chất xơ vì thế nếu ăn quá nhiều cùng một lúc có thể khiến dạ dày khó chịu.
Ăn quá nhiều bạn có thể bị như đầy hơi, chuột rút. Hãy uống một ly nước lọc đầy sau khi bạn ăn rau mùng tơi để giúp quá trình tiêu thụ các chất xơ trong cơ thể trở nên dễ dàng hơn.