Ráy tai hay còn được gọi là cerumen, đây là một lớp chất tiết mỏng tích tụ trên da ống tai ngoài. Ráy tai xuất hiện ở phần lớn các động vật có vú, trong đó bao gồm cả con người. Cơ thể chúng ta tạo ra ráy tai từ các chất nhờn trong ống tai trộn lẫn với các tế bào đã chết đi, mồ hôi và bụi bẩn. Dưới tác động của lớp nhung mao trên bề mặt của tế bào tuyến, ráy tai sau khi hình thành sẽ di chuyển theo chiều từ trong ra ngoài, sau khi đến ống tai ngoài ráy tai sẽ có xu hướng tự khô rồi bong tróc ra ngoài.
Vì sao ráy tai bị ướt?
Vì sao có ráy tai khô và ráy tai ướt? (Ảnh minh họa)
Hẳn câu hỏi này đã từng hoặc là đang gây hoang mang cho khá nhiều người khi ráy tai mình ướt nhẹp so với đại đa số những người có ráy tai “khô cong". Thực ra tính chất của ráy tai có thể khác nhau giữa người này với người kia là do cơ địa, môi trường sống, chế độ ăn, do lứa tuổi hoặc do hoạt động của tuyến ráy tai ở mỗi người. Phần lớn người Việt Nam đều “sở hữu" ráy tai khô, nhưng dù khô hay ướt thì ráy tai vẫn làm nhiệm vụ bảo vệ ống tai tránh khỏi các tác nhân gây hại. Vì thế bạn hãy yên tâm khi ráy tai ướt chỉ là một hình thức bình thường, không phải là dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh lý nào cả.
Ở một khía cạnh khác các chuyên gia nghiên cứu lại chỉ ra rằng gen di truyền có thể quyết định được tính chất của ráy tai khô hay ráy tai ướt. Loại gen này điều khiển sự hoạt động của các tuyến hạch, nó gây ra tình trạng ẩm ướt trong tai và gây ra mùi mồ hôi ở cơ thể. Tức là nếu người nào có mùi mồ hôi khó chịu, ra nhiều mồ hôi thì thường sẽ có ráy tai ướt.
Dấu hiệu tai gặp vấn đề
(Ảnh minh họa)
Ráy tai có dấu hiệu chảy nước và có màu xanh như mủ
Trường hợp ráy tai ướt, thậm chí chảy nước khi bạn hoạt động mạnh khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi thì rất có thể mồ hôi chảy vào tai, hoặc khi tắm nước ùa vào tai sẽ gây nên hiện tượng này. Tuy nhiên nếu bạn chẳng làm gì cả mà ráy tai vẫn chảy nước, thậm chí còn có màu xanh hoặc vàng đậm như mủ thì có khả năng bạn đang bị nhiễm khuẩn tai.
Ráy tai lẫn máu khô
(Ảnh minh họa)
Có thể là trong quá trình lấy ráy tai vật dụng lấy ráy cọ xát với biểu bì bên trong ống tai khiến nó bị trầy xước, lẫn với máu. Tuy nhiên nhiều khi không chỉ đơn thuần là bề mặt do bên trong tai bị tổn thương mà có thể do màng nhĩ bị thủng. Nếu tình trạng này kéo dài mà bạn không đi kiểm tra kịp thời thì rất dễ để lại hậu quả khiến tai mất đi chức năng thính giác.
Ráy tai khô, vón cục đen
Ráy tai có màu đen có thể phản ánh tình trạng tổn thương bên trong ống tai. Các vết thương gây chảy máu và tích tụ trên ráy tai. Khi máu khô đi sẽ xuất hiện màu đen đi ra bên ngoài cùng ráy tai. Trong trường hợp này nên gặp bác sĩ để được kiểm tra và xử lý vết thương tốt nhất.