SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Sau 21 ngày bị tiêu chảy dai dẳng, một nữ du khách 34 tuổi phát hiện dương tính với HIV - bài học sâu sắc cho cô và tất cả mọi người

Thứ sáu, 01/10/2021 11:59

Một cô gái 34 tuổi với thân hình hoàn hảo, sức khỏe tốt, yêu thích du lịch nhưng tất cả đã thay đổi khi cô ăn cua sống trong một lần đi bộ cùng cả đoàn, bài học dành cho tất cả mọi người.

Một người phụ nữ 34 tuổi (ở Trung Quốc) là một người rất yêu thích du lịch. Cô đã làm huấn luyện viên thể hình được 5 năm nên có sức khỏe tốt. Trong hai năm qua, cô đã thực hiện nhiều chuyến đi bộ đường dài, tuy nhiên trong một lần gần đây, cô đã ăn món cua sống khi đói, sau đó cô đã bị tiêu chảy trong 21 ngày dai dẳng. Đến bệnh viện khám thì kết quả chẩn đoán ban đầu cô đã mắc bệnh sán lá phổi. Nhưng sau đó xét nghiệm kĩ hơn, các bác sĩ phát hiện ra cô còn dương tính với HIV. Vậy tiêu chảy ở trường hợp của cô gái này là biểu hiện của bệnh sán lá phổi hay do nhiễm HIV?

(Ảnh minh họa)

- Bệnh sán lá phổi là gì? Tại sao tôi mắc bệnh paragonimiasis?

Paragonimus là một loại động vật sống ký sinh, nếu chó mèo nuôi trong nhà dễ bị ký sinh thì tốt nhất không nên nuôi trong thời kỳ mang thai. Thứ hai, ngoài tự nhiên, paragonimus chủ yếu ký sinh ở các loài cua và ghẹ, nên đừng dại mà ăn sống cua, ghẹ... Ấu trùng paragonimiasis nếu xâm nhập vào cơ thể sẽ di chuyển trong các cơ quan nội tạng của người, các chất chuyển hóa do paragonimiasis tạo ra sẽ gây ra các phản ứng bệnh lý như mặt da lồi lõm, ngứa ngáy, dị ứng…

Cua lớn hay nhỏ đều không được ăn sống vì chúng đều chưa nhiều vi khuẩn, trứng, ký sinh trùng, khi ăn sống rất dễ nhiễm khuẩn, nhẹ sẽ gây khó chịu, nặng sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

- Thưa bác sĩ, triệu chứng tiêu chảy này có phải do ăn cua sống không, hay là triệu chứng của bệnh AIDS?

Tôi không thể giải thích cho bạn nguyên nhân cụ thể của bệnh tiêu chảy đối với trường hợp này. Trong giai đoạn cấp tính của nhiễm trùng paragonimiasis, sẽ xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, có máu trong phân và đau đầu. Tất nhiên, cũng có trường hợp thời gian ủ bệnh dài, và không có dấu hiệu lâm sàng nào trong giai đoạn này.

Tôi cũng khuyên các bạn rằng hay chăm chỉ rèn luyện sức khỏe, kiểm soát bệnh tật một cách khoa học, đừng suy đoán phi khoa học.

Ngoài ra còn có một số gợi ý hữu ích:

Như mọi người đã biết, khi ăn cua và sau khi ăn cua trong vòng một giờ không được uống trà. Vì trà sẽ làm loãng axit trong dạ dày, trà sẽ làm đông đặc một số thành phần của cua, không có lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ, thậm chí có thể gây đau bụng và tiêu chảy!

Hạ Tú (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới