Nghiên cứu của Đại học Adelaide được coi là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới tìm hiểu về mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và 11 bệnh mãn tính, bao gồm thiếu máu, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, tiểu đường, viêm khớp, viêm gan, bệnh tim mạch vành, hen suyễn, đột quỵ, gãy xương và ung thư. Kết luận mà các nhà khoa học rút ra là ăn nhiều hoa quả tươi, rau và ngũ cốc nguyên hạt giúp ngăn chặn sự phát triển của các bệnh mãn tính.
Nghiên cứu, thực hiện cùng với các trường đại học và tổ chức y tế ở Trung Quốc và Canada, được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ.
Từ trước đến nay, chế độ ăn uống tốt và phòng chống dịch bệnh được coi là có mối liên kết mật thiết với nhau. Đây là nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu về mối liên kết giữa dinh dưỡng và sự phát triển của nhiều bệnh mãn tính. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu hơn 1000 người Trung Quốc trong khoảng thời gian 5 năm.
Tiến sĩ Zumin Shi, đồng tác giả của cuộc nghiên cứu cho biết, những người tham gia nghiên cứu và ăn trung bình 57 gram trái cây mỗi ngày - một lượng tương đối nhỏ so với tiêu chuẩn Úc đã không phát triển bất cứ căn bệnh mãn tính nào trong thời gian nghiên cứu.
Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra tác dụng của việc ăn trái cây và rau trong việc làm giảm tỉ lệ ung thư.
Nhóm nghiên cứu tại Viện Ung Thư Roswell Park tại Buffalo, New York tiến hành khảo sát 275 người đã từng mắc ung thư bàng quang và 825 người không mắc ung thư. Họ tập trung chủ yếu khảo sát nhóm người sử dụng các cây họ cải như xúp lơ và rau cải bắp. Những loại rau này rất giàu isothiocyanates, một loại hợp chất có thể giảm nguy cơ ung thư.
Kết quả đối với những người không hút thuốc quả thực rất ấn tượng. Những người ăn ít hơn 3 khẩu phần rau cải sống mỗi tháng có nguy cơ thuộc nhóm ung thư bàng quang cao hơn những người ăn nhiều hơn 3 khẩu phần rau mỗi tháng. Đối với cả những người hút và không hút thuốc, những người chỉ ăn tối thiếu 3 khẩu phần rau sống giảm 40% nguy cơ mắc bệnh. Nhưng tác dụng tương tự của rau đã được nấu chín không được phát hiện. Tiến sĩ Li Tang, trưởng nhóm nghiên cứu đã nói: “Nấu chín đồ ăn làm giảm 60-90% lượng ITCs (isothiocyanates)”.
Nghiên cứu khác của nhóm trường Đại Học Bang Ohio đã thực hiên cho bệnh nhân mắc chứng bệnh thực quản Barrett (bệnh có thể dẫn đến ung thư thực quản) ăn quả mâm xôi đen.
Laura Kresty và đồng nghiệp tại bang Ohio đã cho những người mắc chứng bệnh này ăn quả mâm xôi đen đã sấy khô hàng ngày trong suốt 6 tháng: nữ 32 gam, và đối với nam là 45 gam. Họ tiến hành kiểm tra nước tiểu qua nồng độ của hai hợp chất – 8-isoprostane và GSTpi - từ đây có thể biết liệu căn bênh ung thư có đang hoành hành trong cơ thể.
Kresty nói: 58% bệnh nhân giảm đáng kể lượng 8-isoprostane, nghĩa là ít nguy hiểm hơn, còn 37% có tỉ lệ GSTpi cao hơn. Hợp chất này thường có tỉ lệ thấp ở những bệnh nhân mắc chứng Barrett trong khi nó lại có khả năng chống lại những tác nhân gây ung thư.