SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Tác dụng, vai trò của chôm chôm và cách ăn chôm chôm đúng cách

Chủ nhật, 23/01/2022 14:41

Không chỉ có vị thơm ngon, mà chôm chôm còn là trái cây giàu chất xơ, vitamin C và những hợp chất có lợi khác giúp giảm cân, tốt cho xương,.. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tác dụng và vai trò của chôm chôm đối với sức khỏe.

Chôm chôm là một loại trái cây nhiệt đới vô cùng quen thuộc với người Việt Nam. Không chỉ có vị ngọt, thơm ngon, loại trái cây mùa hè này còn chứa rất nhiều dưỡng chất, có lợi cho sức khỏe.

Tăng cường năng lượng

Hàm lượng carbohydrat và protein cao trong quả chôm chôm đóng vai trò đáng kể trong việc tăng cường năng lượng. Các vitamin B trong quả chôm chôm hỗ trợ và tăng chuyển hóa năng lượng, nhờ đó chuyển carbohydrat thành năng lượng có thể được cơ thể sử dụng.

Hỗ trợ giảm cân

Cũng như hầu hết các loại trái cây khác, ăn chôm chôm có thể ngăn ngừa tăng cân và thúc đẩy quá trình giảm cân theo thời gian. Chôm chôm tương đối ít calo so với lượng chất xơ mà nó cung cấp. Điều này có nghĩa ăn chôm chôm giúp bạn no lâu hơn, giảm khả năng ăn quá nhiều và hỗ trợ giảm cân.

Ngoài ra, chất xơ hòa tan có trong chôm chôm có thể hòa tan với nước tạo thành hợp chất giống như gel trong ruột, làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn và no lâu hơn.

Tốt cho xương

Ăn quả chôm chôm có thể cung cấp một lượng sắt, canxi và photpho tốt cho cơ thể. Những yếu tố này góp phần cải thiện sức mạnh xương, bằng cách sửa chữa và phát triển xương chắc khỏe hơn, giảm nguy cơ gãy xương và thậm chí là các bệnh ở xương.

Đặc tính kháng khuẩn và sát trùng

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng quả chôm chôm đã từng được sử dụng từ thời xưa bởi vì công dụng kháng khuẩn và tiêu diệt mầm bệnh ấn tượng. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn nói rằng đặc tính sát trùng chứa trong quả chôm chôm có thể đóng vai trò bảo vệ cơ thể chống lại hàng loạt các dạng nhiễm trùng. Ngoài ra, quả chôm chôm còn có tác dụng rút ngắn thời gian làm lành vết thương, cũng như ngăn ngừa sự hình thành của dịch mủ.

Giảm táo bón

Quả chôm chôm có hàm lượng chất xơ cao tác động trực tiếp đến cải thiện nhu động ruột. Chất xơ hoạt động như một chất xúc tác giúp tiêu hóa tốt hơn, nhờ đó giảm nguy cơ khó tiêu và táo bón.

Cải thiện sức khỏe tim

Hàm lượng vitamin C cao trong quả chôm chôm có tác dụng tích cực trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch. Vitamin C giúp cải thiện sức khỏe tim nhờ ngăn ngừa sự tấn công của bệnh và loại bỏ các gốc tự do có hại. Nó cũng giúp củng cố và sửa chữa các mạch máu bị tổn thương.

Cải thiện sức khỏe da đầu và tóc

Các đặc tính kháng khuẩn của quả chôm chôm có thể giúp điều trị các vấn đề về da đầu như gàu và ngứa. Vitamin C giúp nuôi dưỡng da đầu và tóc, từ đó cải thiện sự phát triển của tóc. Tương tự, hàm lượng protein trong trái cây giúp củng cố chân tóc, dẫn đến cải thiện chất lượng tóc.

Cách ăn chôm chôm đúng cách

Phần thịt quả chôm chôm có thể kết hợp trong nhiều công thức nấu ăn, làm salad, sinh tố, kem, bánh khác nhau...

Mặc dù ăn chôm chôm không nóng nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều loại quả này. Theo các chuyên gia, người bình thường có thể ăn khoảng 300g trái cây mỗi ngày và ăn đa dạng, vì thế, bạn nên chia nhỏ các loại trái cây ra, không nên ăn quá 300g trái chôm chôm mỗi ngày.

Chôm chôm là loại quả gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, người luôn bị đầy bụng, khó tiêu mà ăn loại quả này sẽ khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng, khó chữa hơn.

Những người thừa, cân, béo phì thì nên hạn chế ăn chôm chôm. Những người gầy thì không nên ăn chôm chôm trước bữa chính mà chỉ nên ăn vào bữa phụ.

Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới