Thời tiết mùa hè nóng bức, những yếu tố trong đời sống và sinh hoạt như môi trường ô nhiễm, thức ăn bảo quản không đúng cách hoặc bị nhiễm các chất độc hại... rất dễ gây ra ngộ độc thức ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm chất lượng cuộc sống.
Ngộ độc thực phẩm là một bệnh hết sức đa dạng, do nhiều vi khuẩn khác nhau. Đến nay, đã xác định rõ thủ phạm gây ra các trường hợp ngộ độc thức ăn như E.coli, Campylobacter jejuni, Listeria monocytogenes, Staphylococcus aureus, Clostridium perfringens...
Ăn đồ ăn thừa sau nhiều ngày trong tủ lạnh
Đôi khi, do công việc bận rộn, nhiều bà nội trợ có thói quen tích trữ thức ăn trong tủ lạnh, cả thức ăn sống lẫn thức ăn chín. Phần thức ăn thừa này sẽ được dùng dần nhiều ngày sau đó. Tuy nhiên, đây chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều ca ngộ độc thực phẩm trong hộ gia đình.
Theo các chuyên gia y tế, những thực phẩm đã chế biến và được trữ trong hộp kín trong tủ lạnh thì tuổi thọ của các thực phẩm này cũng không quá 2 ngày. Sau khoảng thời gian này, chúng sẽ có hại nếu bạn tiếp tục sử dụng.
Không rửa những loại quả có thể gọt vỏ khi ăn
Đây là sai lầm mà hầu hết các gia đình hay mắc phải. Họ cho rằng, vi khuẩn nếu có thì cũng ở ngoài hoa quả và chúng đã đi theo ra ngoài cùng với lớp vỏ.
Tuy nhiên, ngay cả khi bạn gọt vỏ trái cây thì vi khuẩn, đặc biệt là khuẩn E.Coli vẫn có thể xâm nhập vào phần thịt quả. Lý do là chiếc dao bạn dùng sẽ trở thành vật trung gian đưa vi khuẩn từ vỏ vào thịt quả.
Thức ăn để ở nhiệt độ thường trong vài giờ nhưng vẫn ăn
Bạn chỉ nên đặt các loại thực phẩm đã chế biến như gà rán, hamburger, bánh ngọt… bên ngoài là từ 2-3 giờ. Nếu sau khoảng thời gian này, vi khuẩn bắt đầu sinh sôi và làm biến chất thực phẩm. Còn tại các nước nhiệt đới như Việt Nam, nhiệt độ trong ngày thường trên mức 30 độ thì việc để thực phẩm ở bên ngoài quá 1 giờ đã là nguy hiểm.
Bí quyết giúp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
- Mua thực phẩm tươi sạch: Bạn nên đi chợ vào buổi sáng, chọn những thực phẩm tươi sống, hạn chế sử dụng những thực phẩm không rõ nguồn gốc. Ngoài ra khi mua thực phẩm nên tránh các loại thực phẩm đã mọc mầm nhất là khoai tây, những thực phẩm ôi rất có hại cho sức khỏe.
- Vệ sinh đôi tay sạch sẽ: Một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm cũng là cách dễ làm nhất. Đơn giản là hãy rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước ấm trước khi nấu ăn để ngăn ngừa vi khuẩn và mầm bệnh lây lan, và rửa tay lại một lần nữa sau khi đã nấu song. Cũng cần rửa tay sạch sau khi chế biến thịt hoặc trứng sống.
- Tách riêng thục phẩm sống, chín: Khi nấu ăn, những thực phẩm tiếp xúc với thịt hoặc trứng sống có thể bị nhiễm bẩn và khiến bạn bị bệnh. Hãy chế biến thực phẩm sống riêng với thực phẩm đã nấu chín cũng như với những thực phẩm mà bạn định ăn sống, như trái cây hoặc rau.