Trứng gà sống. Lòng trắng trứng gà sống khi ăn vào cơ thể rất khó hấp thu. Trong trứng gà sống có các chất làm cản trở sự hấp thu dinh dưỡng cơ thể và phá hoại công năng tiêu hóa của tụy tạng. Ngoài ra, ăn trứng gà sống rất mất vệ sinh, dễ đưa các vi khuẩn vào cơ thể, gây bệnh.
Trứng muối. Trứng muối là thực phẩm bổ, dễ ăn nên không chỉ trẻ con mà người lớn cũng rất thích dùng. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến, trứng muối có sử dụng xút, vôi muối, chì ô xy hóa để ủ trứng nên không có lợi cho sức khỏe.
Khoai tây mọc mầm. Khoai tây có chứa nhiều chất xơ, protein, các vitamin A, C, B6, E, sắt, canxi... nên nó đứng cao nhất về giá trị dinh dưỡng so với các loại rau củ khác. Tuy nhiên, nếu để lâu khoai tây sẽ mọc mầm. Khi đó sẽ sinh chất độc solamine, chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp.
Cà chua xanh. Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.
Hạt hướng dương. Hạt hướng dương với một số thành phần protein ức chế tinh hoàn, có thể gây teo tinh hoàn, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản bình thường, đó là lý do những người trẻ trong độ tuổi sinh đẻ không nên ăn loại hạt này.
Rượu. Trong rượu có thành phần chính của ethanol, ethanol có thể làm tăng mức độ catecholamine của cơ thể, co thắt mạch máu và teo tinh hoàn. Chức năng sinh tinh thay đổi, việc tiết ra testosterone và sự thiếu hụt nội tiết tố nam khác khiến thanh âm nam giới mỏng hơn và hiệu suất làm nở ngực nữ tính khác. Nam giới dễ bị vô sinh ngay cả khi đã từng sinh, thế hệ tiếp theo cũng dễ dị tật. Phụ nữ có thể dẫn đến vô kinh, kinh nguyệt không đều, tạo ra sự thay đổi trứng hoặc ngừng sự rụng trứng.
Mật cá. Mật cá chứa độc tố nguy hại cho sức khoẻ. Cá càng lớn độc tố càng mạnh. Loại độc tố này có đặc điểm không bị phá hủy ở nhiệt độ cao và trong cồn, sau khi ăn vào sẽ bị tổn hại đến chức năng gan và thận, ở mức độ nặng có thể gây tử vong.
Mộc nhĩ tươi. Mộc nhĩ tươi chứa chất nhạy cảm với ánh sáng - chất Porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở. Vì vậy, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên thì mới an toàn.
Nước cặn. Trà hoặc nước lọc sau một thời gian sẽ sinh cặn, nếu không kịp thời làm sạch, thường xuyên uống sẽ gây tổn thương hệ tiêu hóa, thần kinh, tiết niệu, máu, tuần hoàn và dẫn tới lão hóa, đây là do nhiều nguyên tố kim loại có hại chứa khá nhiều trong cặn nước như cadmium, thủy ngân, thạch tín, nhôm gây ra.
Giá đỗ không có rễ. Giá đỗ không rễ: Có những loại giá đỗ (đặc biệt là giá đỗ tương màu vàng) đang trong quá trình sinh trưởng và phát triển được phun thuốc trừ cỏ, khiến các loại giá đỗ đó to, đầy và không có rễ. Trong thuốc trừ cỏ chứa chất gây ung thư, mà trong giá đỗ không rễ lại hấp thu chất độc hại này. Vì vậy, chúng ta không nên sử dụng loại giá đỗ không rễ này.
Đậu phụ thối. Trong quá trình lên men, đậu phụ thối dễ bị ô nhiễm vi sinh vật, đồng thời chứa lượng lớn nito, sulfua, hydro…phân hủy chất đạm, gây hại cho cơ thể.