Quả hồng vị ngọt, chát, hơi hàn, không độc, hồng xanh có tác dụng thanh nhiệt và giải rượu, tiêu độc, hồng chín có tác dụng bổ suy, kiện vị, hạ huyết áp và nhuận phế.
Hồng có 2 loại là hồng giòn và hồng mềm. Hồng giòn thường ăn lúc còn tươi chưa chín mềm, màu vàng, trái có hình hơi vuông. Còn loại hồng mềm hay hồng đỏ chín nên ăn khi quả chín mềm như trái cà chua.
Không ăn hồng cùng lúc với món ăn có chất tanh
Trong Đông y, tôm, cua, cá và hồng đều thuộc thực phẩm tính hàn, vì thế không thể ăn cùng nhau.
Không ăn hồng khi uống rượu
Còn theo góc độ y học hiện đại, cua, cá, tôm giàu protein dưới tác dụng của tanin có trong hồng rất dễ dẫn đến kết tủa, hình thành các sỏi trong dạ dày.
Hồng tính hàn, còn rượu vị cay hơi đắng, tính nóng có độc. Các loại rượu khi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết đường ruột, tanin trong quả hồng đi vào dạ dày sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, dễ kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông, vừa khó tiêu hóa vừa không thải ra ngoài, lâu dần sẽ gây tắc ruột.
Không ăn hồng với khoai lang
Khoai lang chứa khá nhiều tinh bột, trong dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng lớn axit dạ dày, nếu lại ăn thêm một vài quả hồng, sẽ kết tủa dưới tác dụng của axit dạ dày.
Khi các chất kết tủa này ở cùng nhau, sẽ hình thành sỏi không hòa tan, vừa khó tiêu hóa, lại không dễ đào thải ra ngoài, dễ bị tạo thành sỏi trong dạ dày, nghiêm trọng hơn còn đe dọa sức khỏe của dạ dày.
Không ăn hồng cùng lúc với thịt ngỗng
Thịt ngỗng giàu chất đạm, protein chất lượng cao. Protein khi gặp tanin trong quả hồng, dễ ngưng tụ thành protein acid tannic, tích tụ trong dạ dày, trường hợp nặng có thể gây tử vong.