Dược sĩ Nhà thuốc “mưa không đến mặt, nắng không đến đầu”
Nghề gì cũng có cái sướng, khổ, vất vả tuỳ theo đặc thù công việc nhưng quan trọng nhất là công việc đó bạn có yêu thích và phù hợp với bản thân không?
Nhiều sinh viên Trung cấp Dược Hà Nội ra trường thích làm việc trong Nhà thuốc GPP vì “mưa không đến mặt, nắng không đến đầu” không phải di chuyển đi lại vất vả ngoài đường phố như những Dược sĩ làm nghề trình dược viên.
Dược sĩ làm việc trong Nhà thuốc không những nhàn nhã mà có nhiều thời gian đọc báo, chơi Facebook hoặc trò chuyện với bạn bè trên Sky thậm chí chơi game….bất cứ lúc nào vắng khách.
Dược sĩ Nhà thuốc lương sẽ cao?
Có phải cứ làm Dược sĩ bán thuốc đều có mức lương cao như nhau đâu? Vì còn tùy thuộc vào tính chất công việc, vị trí của Dược sĩ làm gì? Có những người làm ở công ty kinh doanh dược phẩm thì lương thưởng hấp dẫn nhưng cũng có dược sĩ làm ở quầy thuốc thì chỉ đủ sống ở mức bình thường mà thôi. Tôi thấy có anh bạn Dược sĩ đại học làm Nhà thuốc hơn 10 năm nay mà vẫn chưa thể mua được nhà chung cư ở Hà Nội, cả hai vợ chồng Dược sĩ trình độ Đại học vẫn đi thuê nhà ở. Trong khi đó ở có cậu học trò cũ học văn bằng 2 Trung cấp Dược buổi tối ra trường, làm trình dược viên cho công ty phân phối thuốc đã mua được nhà, được xe hơi. Vậy nên Dược sĩ mà đứng quầy bán thuốc thì không phải dầm mưa dãi nắng nhưng thu nhập chắc không hơn được người làm nghề trình dược.
Trình dược viên: “ngồi mát ăn bát vàng”?
Công việc của Trình dược viên là làm trung gian giữa nhà sản xuất, phân phối sản phẩm thuốc tới các đại lý bán thuốc, quầy thuốc, nhà thuốc, tiệm thuốc và “tư vấn cho người có quyền” kê đơn chỉ định dùng thuốc như Y sĩ đa khoa, Bác sĩ …
Không giống như công việc của Dược sĩ Nhà thuốc chỉ ngồi trong quầy tư vấn, bán thuốc. Công việc của người làm nghề Trình dược sẽ đi lại di chuyển như con thoi trên khắp phố phường để tới gặp gỡ khách hàng giới thiệu sản phẩm.
Nghe cô bạn trước học lớp Dược sĩ văn bằng 2, nay làm Trình dược viên của tôi kể: Có lần gặp phải những khách hàng khó tính, họ yêu cầu đủ các loại giấy tờ liên quan đến hải quan, nhập khẩu, chứng nhận chất và nhiều loại các chứng từ khác theo quy định của Cục quản lý Dược – Bộ Y tế nhưng khi “chạy xuôi, chạy ngược” đáp ứng đủ yêu cầu rồi thì họ lại không chọn mua sản phẩm của mình nữa chỉ vì mới vào nghề trình dược chưa được rèn luyện kỹ năng giao tiếp thực tế nên quên “gửi thư” cảm ơn khách hàng đã sử dụng sản phẩm công ty. Nghề này vất vả lắm, cứ di lại như con lật đật suốt ngày ngoài đường, có khi cơm ăn cũng không đúng bữa, thời gian thất thường nhưng bù lại là thưởng doanh số % bán hàng tương đối cao nên thu nhập cũng tốt.
Nghề trình dược đang hút nhiều sinh viên Cao đẳng Dược?
Xu hướng học xong THPT nhiều bạn trẻ chọn học Cao đẳng Dược Hà Nội những năm gần đây tăng lên đáng kể bởi nhiều lý do:
Trình dược viên có mức thu nhập hấp dẫn: ngoài mức lương cơ bản của công ty họ còn được hưởng phần “hoa hồng” không nhỏ thêm doanh số bán hàng/tháng. Tổng cộng lại sẽ là khoản thu nhập hấp dẫn, dư giả để trang trải cuộc sống gia đình và nếu tiết kiệm một chút thì vài năm đã có thể mua nhà ở. Tuy vất vả là thế nhưng được làm việc mình yêu thích, thu nhập hưởng theo doanh số bán sản phẩm cao là nguồn động lực để họ phấn đấu trong công việc.
Trình dược viên có quan hệ xã hội rộng: “đi một ngày đàng học một sàng khôn hay học thầy không tày học bạn” càng gặp gỡ nhiều người càng có thêm nhiều mối quan hệ để tìm kiếm khách hàng tiềm năng phục vụ cho công việc của mình kinh doanh dược phẩm và biết đâu lại có thể gặp “một nửa đời mình” hay “một nửa sự nghiệp” thì sao?
Cho dù bạn chọn nghề gì thì hãy cân nhắc xem đó có phải là công việc mình yêu thích không? Nó có phù hợp với năng lực, tính cách của bạn và nghề đó có tương lai hay không?
Bất kỳ công việc gì cũng có sướng, có khổ; dù là nhân viên nhà thuốc hay làm Trình dược viên hoặc bất cứ công việc nào liên quan đến vòng đời của 1 viên thuốc từ khi nó là nguyên vật liệu tới khi tới người tiêu dùng bạn cũng cần được đào tạo bài bản chuyên sâu bởi Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259