SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Trời chớm rét mà chân tay đã tê cóng, cẩn thận bạn đã mắc một số bệnh lý nguy hiểm

Thứ tư, 06/12/2023 10:35

Mặc dù đã ủ ấm tay chân bằng tất hay găng tay nhưng bạn vẫn bị tê cóng, hãy thận trọng vì có thể bạn đã mắc một số căn bệnh sau đây.

Theo các bác sĩ, chân tay bị lạnh trong mùa đông có thể do các nguyên nhân sau đây:

Bệnh Lupus

Bệnh Lupus là căn bệnh nguy hiểm, nó có thể tấn công các mạch máu nhỏ trong da của bàn tay và bàn chân của người bệnh. Từ đó ngăn ngừa sự di chuyển của máu dẫn đến bàn tay, bàn chân bị lạnh hoặc ra mồ hôi.

Thiếu chất dinh dưỡng

Chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng, kiêng khem quá mức, thiếu vitamin B12... khiến cơ thể thiếu máu, thiếu sắt, lượng hồng cầu trong máu hạ thấp làm cho chân tay lạnh và có cảm giác tê buốt.

Suy giáp

Khi bị suy giáp, cơ thể sẽ vô cùng mệt mỏi, tóc rụng nhiều, trí nhớ giảm sút và chân tay dễ bị lạnh vào mùa đông.

Tiểu đường

Người bị tiểu đường có lượng đường trong máu cao, khiến mạch mạch bị thu hẹp, giảm lượng máu cung cấp đến các tế bào. Người bệnh sẽ có nhiều biểu hiện, trong đó lạnh chân tay là một dấu hiệu.

Rối loạn nội tiết

Cơ thể bị rối loạn nội tiết sẽ khiến bộ phận cảm biến thân nhiệt hoạt động bất thường, kích thích tuyến mồ hôi bài tiết nhiều hơn, làm cho cơ thể tay chân bị lạnh.

Bệnh tim mạch

Mắc bệnh tim mạch cũng khiến cho khả năng lưu thông máu tới các chi bị giảm, gây lạnh tay chân.

Thiếu máu

Nếu bàn tay và bàn chân bị lạnh nhiều trong mùa đông thì hãy nhanh chóng đi kiểm tra lượng chất sắt trong cơ thể, khả năng cao bạn bị thiếu máu.

Cách giúp chân tay ấm hơn mùa đông

- Bảo vệ chân tay bằng phụ kiện thích hợp trong mùa đông, đặc biệt mỗi khi ra đường cần phải đi tất, đeo găng tay.

- Tập thể dục đều đặn sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu và trao đổi chất, giúp máu lưu thông tốt hơn đến các chi, bạn sẽ không bị lạnh nữa.

- Buổi tối trước khi đi ngủ, bạn nên ngâm chân tay trong nước ấm. Khi ngâm có thể pha thêm chút muối, gừng để khí huyết lưu thông dễ hơn.

- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đủ chất, thường xuyên uống trà gừng và thảo mộc.

Diệu Hạnh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới