Sự việc đau lòng xảy ra ở Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc. Cô bé 5 tuổi Kỳ Kỳ vào ngày 9/5/2021 do bị lung lay một chiếc răng lớn nên đã đòi mẹ nhổ răng cho mình. Ngay trong ngày, cha mẹ của Kỳ Kỳ đưa cô bé đến phòng khám để lấy thuốc.
Ngày 10/5, giáo viên mẫu giáo phát hiện Kỳ Kỳ chơi đùa cùng một bé trai, bị đánh hai cái vào má. Lúc đó, Kỳ Kỳ không việc gì những sau khi ngủ trưa dậy, khuôn mặt cô bé sưng lên và trong mồm có chút máu. Từ đó trở đi, mỗi buổi sáng thức dậy, sau khi ngủ trưa, Kỳ Kỳ sẽ bị chảy máu ở miệng. Cô bé súc miệng để cầm máu trong vài ngày liên tiếp.
Đến chiều 13/5, cô Chu mẹ Kỳ Kỳ đưa con gái đến Khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Nhân dân số 2 Nam Ninh để điều trị. Bác sĩ nói rằng nên nhổ chiếc răng này nên cô phải ký vào giấy đồng ý nhổ răng cho con.
Sau khi kiểm tra phim chụp răng, bác sĩ tiến hành nhổ. Vậy nhưng, thời điểm nhổ răng, máu chân răng bệnh nhân liên tục chảy, không thể cầm được. Ngay sau đó, Kỳ Kỳ được đưa vào phòng cấp cứu. Thậm chí được chuyển tuyến lên Bệnh viện trực thuộc Đại học Y Quảng Tây song cô bé không qua khỏi. Vào ngày 22/5, Kỳ Kỳ được bệnh viện xác định là chết não. Đến ngày 23, bệnh nhân được xác định là chết não lần thứ 2.
Đến ngày 29/5, bệnh viện Nhân dân Nam Ninh đã có công bố chính thức về trường hợp của Kỳ Kỳ. Trong bản thông báo, bệnh viện cho biết trong suốt quá trình khám bệnh và tiến hành nhổ răng cho Kỳ Kỳ, bác sĩ tại đây đã làm đúng quy trình trong việc tìm hiểu tiền sử bệnh án của bệnh nhân cũng như giải thích cặn kẽ tình trạng của bệnh nhân và các rủi ro cho người nhà bệnh nhân. Họ nhận thấy đã làm đúng và đầy đủ mọi trách nhiệm cần có và không có bất cứ sai sót nào. Sau khi trao đổi với các chuyên gia, bệnh viện cho biết tình trạng của Kỳ Kỳ tương đối hiếm gặp, liên quan đến u máu và chảy máu nguy hiểm do các bệnh bẩm sinh. Trước đó, gia đình bệnh nhân hoàn toàn không thông báo cho bác sĩ về vấn đề này dù đã được hỏi 2 lần.
(Ảnh minh họa)
Thực tế, nhổ răng đúng là có rủi ro, tuy rằng rủi ro khá thấp nhưng chúng ta cũng cần tìm hiểu để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra:
Các biến chứng dễ xảy ra sau khi nhổ răng là:
Đầu tiên: Chảy máu
Thứ hai: Đau
Thứ ba: Sưng tấy
Thứ tư: Nhiễm trùng
(Ảnh minh họa)
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu sau khi nhổ răng mà chúng ta không thể biết được, trong đó nguy hiểm nhất là tình trạng chảy máu ổ răng sau khi nhổ răng. Nói chung, nó không có triệu chứng rõ ràng và một số bạn sẽ cảm thấy có một thứ gì đó mọc trên nướu, nó sẽ chảy máu khi chạm vào. Tình trạng này rất nguy hiểm và có thể chảy máu dữ dội bất cứ lúc nào.
Khi nhổ răng cần chú ý những gì?
Trước khi nhổ răng
Trước ngày nhổ răng, bạn nên nghỉ ngơi, ngủ sớm, tránh các chất kích thích: bia, rượu, thuốc lá… Lấy vôi răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi nhổ để tránh nhiễm trùng. Bạn cần trình bày rõ tình trạng hiện tại của bản thân cho bác sĩ biết như:
+ Đang trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hay đang cho con bú hay không.
+ Đang mắc các bệnh mãn tính như: tim mạch, tiểu đường… hay không.
+ Đang trong thời kỳ mệt mỏi, stress, hay mắc các vấn đề về thần kinh.
Trong quá trình nhổ răng
(Ảnh minh họa)
Trong quá trình nhổ răng, nếu có cảm giác khó chịu, chúng ta cần phải giơ tay ra hiệu cho bác sĩ để kiểm tra kỹ lại những vấn đề đã xảy ra và có hướng xử lý phù hợp và kịp thời.
Lưu ý chăm sóc răng sau khi nhổ
Giữ sạch và tránh nhiễm trùng ngay sau khi nhổ răng là cực kỳ quan trọng. Nha sĩ sẽ yêu cầu bạn cắn nhẹ vào miếng bông gòn khô, tiệt trùng và giữ trong khoảng 30 – 45 phút để giảm chảy máu và giúp đông máu. Trong 24 giờ sau, bạn không nên hút thuốc, súc miệng mạnh hoặc chải răng ở vùng mới nhổ.
(Ảnh minh họa)
Sau khi nhổ răng, không nên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng bởi nước muối có thể làm chậm quá trình đông máu, lành vết thương. 1 tuần sau khi nhổ răng, bạn có thể súc miệng bình thường. Tuy nhiên, tránh tác động đến khu vực nhổ. Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải mềm hay chỉ nha khoa. Khi chải răng cố gắng thật nhẹ nhàng, không nên chải đến vùng răng mới nhổ để tránh làm tổn thương.