Theo báo cáo điều tra ung thư toàn cầu năm 2020, riêng ở Trung Quốc có thêm 410.000 ca ung thư gan mới, chiếm 45% trên phạm vi toàn cầu và là nước có số ca ung thư gan cao.
Bệnh ung thư gan thường không được phát hiện cho đến khi chuyển sang giai đoạn nặng.
Tại sao có rất nhiều bệnh nhân mắc ung thư gan?
Trước hết, do ảnh hưởng của vi rút viêm gan mãn tính nên rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh gan, đặc biệt là viêm gan B có tỷ lệ lây nhiễm cao.
Thứ hai, đó là ảnh hưởng của gan nhiễm mỡ. Tỷ lệ gan nhiễm mỡ do các yếu tố như uống rượu bia và chế độ ăn uống không đều đặn chiếm tỷ lệ cao. Theo thống kê, số lượng người mắc gan nhiễm mỡ ở Trung Quốc lên tới 200 triệu người. Và nhiều người không nhận thức được sự nguy hiểm của gan nhiễm mỡ, dẫn đến nhóm người bị bệnh gan vẫn ngày càng gia tăng.
Cuối cùng, chính những thói quen sinh hoạt không tốt đã khiến gan bị tổn thương. Gan có rất ít có thần kinh đau đớn nên mọi người không biết rằng nhiều hành vi mà mình gây tổn thương rất lớn cho cơ quan này.
Tại sao bệnh ung thư gan thường không được phát hiện cho đến khi chuyển sang giai đoạn nặng?
Sở dĩ bệnh ung thư gan khó phát hiện là do gan có khả năng bù trừ tương đối mạnh. Thông thường, gan chỉ cần 1/4 để hoàn thành công việc của cơ thể con người, còn lại là nghỉ ngơi. Nói cách khác, khi bệnh gan phát triển chỉ còn 1/4 tế bào gan hoạt động, cơ thể con người vẫn có thể hoạt động bình thường, sẽ không thấy rõ cảm giác khó chịu.
Chính vì đặc điểm này của gan mà người ta khó phát hiện ra bệnh ung thư gan. Ngay cả khi ung thư gan đã chuyển sang giai đoạn giữa, hoặc các khối u đã hình thành. Ngay cả khi tế bào ung thư đã di căn, cơ thể vẫn có thể không có dấu hiệu rõ ràng nào về chức năng của gan thay đổi.
Ung thư gan giai đoạn đầu không có cảm giác đau đớn, nếu có ba biểu hiện ngoài da thì rất có thể đó là tín hiệu của bệnh. Vì bệnh gan khó phát hiện qua cơn đau nên bạn phải học cách quan sát các phản ứng khác của cơ thể, chẳng hạn như da, từ đó có thể tìm ra manh mối và đi khám chữa kịp thời.
1. Da bị ngứa
Bệnh gan sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết mật, dẫn đến tích tụ một lượng lớn muối mật trong máu. Khi máu lưu thông, muối axit mật có thể đến các dây thần kinh ngoại vi của da, gây ngứa và kích ứng nhất định.
2. Nốt ruồi mạng nhện
Đây là dấu hiệu bệnh gan điển hình, sau khi mắc bệnh gan, khả năng điều tiết estrogen sẽ kém đi. Nếu lượng estrogen trong cơ thể tăng cao sẽ dễ dẫn đến hiện tượng giãn nở và tắc nghẽn mao mạch, từ đó hình thành các tĩnh mạch mạng nhện hoặc ban đỏ trên bề mặt da. Điều đáng chú ý là nốt ruồi mạng nhện cũng có thể xuất hiện ở phụ nữ mang thai hoặc trẻ em gái vị thành niên nên cần chú ý để phân biệt.
3. Da vàng
Vàng da là biểu hiện của bệnh gan. Nếu thấy da mình bị vàng trong thời gian ngắn thì phải chú ý đến sức khỏe của gan. Khi gan bị bệnh và không thể chuyển hóa bilirubin, bệnh vàng da do gan dễ xuất hiện. Có thể nhận biết rõ khi biểu hiện của bệnh là da vàng và lòng trắng mắt chuyển màu vàng.
Để duy trì sức khỏe của gan, một điều phải được thực hiện một cách nhất quán đó là kiên trì tập thể dục nhịp điệu mỗi ngày. Tập thể dục nhịp điệu có thể đẩy nhanh quá trình tiêu thụ, phân hủy chất béo và cải thiện hiệu quả trao đổi chất. Những người có gan kém, hãy kiên trì tập thể dục nhịp điệu mỗi ngày như bơi lội, chạy bộ… có thể giảm bớt gánh nặng cho gan.