Chuối xanh, cùng với ngũ cốc nguyên cám, rau và chất xơ, tất cả đều chứa một chất gọi là tinh bột phản tính (resistant starch). Đây là dạng chất xơ hòa tan quan trọng nhất trong chế độ ăn. Chất xơ hòa tan không được tiêu hóa trong ruột non, nhưng được hấp thu chậm hơn ở đoạn dưới của ống tiêu hóa, nơi nó được lên men bởi các vi khuần ở đại tràng để cung cấp năng lượng lâu dài. Tinh bột phản tính là carbohydrate, nhưng không giống các loại carbonhydrate khác, cấu trúc hóa học khiến nó không làm tăng đường huyết, do đó không làn tăng nguy cơ tiểu đường và cũng không gây ra tình trạng mệt mỏi do thèm đường sau khi ăn. Chất này cũng có một ưu điểm khác là nó kích thích giải phóng hoóc môn glucagon, loại hoóc môn làm tăng tốc độ đốt cháy mỡ của cơ thể. Do đó tinh bột phản tính là một thành phần quan trọng của chế độ ăn để kiểm soát cân nặng và đường huyết, cũng như giúp vi khuẩn tốt phát triển trong ruột già, nhờ đó làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng. Chuối xanh là nguồn tinh bột phản tính tốt nhất: chuối càng ít chín, lượng tinh bột phản tính càng nhiều. Ở phương Tây người dân ăn trung bình 3 - 7g tinh bột phản tính mỗi ngày. Còn các chuyên gia khuyên nên ăn ít nhất là 20g mỗi ngày.