Nhớ lại khoảng thời gian học ở Trường Cao đẳng Y Hà Nội, tôi cũng giống như nhiều sinh viên Cao đẳng Y Dược khác luôn đam mê với sự nghiệp ngành y là chữa bệnh cứu người, mang lại hạnh phúc cho gia đình người không may mắc bệnh. Năm ấy, tôi đỗ vào Cao đẳng Y tế Hà Nội, bà con láng giềng xung quanh đều sang nhà chúc mừng và tôi cảm thấy hãnh diện vì sẽ trở thành thầy thuốc tương lai. Sau 3 năm tích cực học tập ở trường cao đẳng y khoa và thực hành ở Bệnh viện, tôi nhận thấy nghề y cực khổ, vất vả nhưng vẫn thích gắn bó với nghề.
Tốt nghiệp Cao đẳng Y tế với tấm bằng khá trong tay, tôi vội vàng chuẩn bị hồ sơ và lên mạng tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực y khoa. Tôi dự định sẽ đi làm vài năm để tích luỹ 1 khoản tiền rồi khi đủ điều kiện sẽ đăng ký học liên thông lên Đại học Y tế công cộng. Tôi là mẫu người thích học nhiều hơn là kiếm tiền, ai cũng bảo thế mới hợp với ngành y nhưng giờ đây tôi phải đối mặt với sự lựa chọn dứt khoát khi xin được việc trong bệnh viện là đi làm hoặc xin đi học vì học ngành y vất vả khó có thể vừa học vừa làm mà vẫn hoàn thành trách nhiệm công việc ở bệnh viện. Tham vọng học tập đó đã mang đến cho tôi sự đau khổ, dày vò khi tôi phải đối diện với thực tế nếu xin cơ quan đi học thì lấy gì để ăn học vì đồng lương ngành y ít ỏi khó “tồn tại” ở Thủ đô Hà Nội mà vừa đi học vừa đi làm thì khó vẹn toàn được cả việc học lẫn việc ở cơ quan.
Làm sao để Thầy thuốc đủ thanh cao để giữ tròn y đức?
Gần đây dư luận xã hội phản ứng dữ dội về việc cán bộ Y tế nhận “thư cảm ơn” của người bệnh. Cũng có nhiều độc giả thì tỏ ra “thông cảm” vì thầy thuốc cũng là người phải lo cuộc sống cơm áo gạo tiền, điện nước sinh hoạt phí giống như bao người khác trong xã hội. Trong khi đồng lương ở Bệnh viện công bạn biết Bác sĩ nhận lương bao nhiêu không? Hàng tháng lương thưởng, tất cả khoảng 5 - 6 triệu. Một bác sĩ đứng mổ 3-4 tiếng được 100.000-200.000 đồng. Để trở thành Bác sĩ thì nghiệp học vô cùng vất vả, phải tốt nghiệp loại xuất sắc ở trường THPT thì mới có cơ hội trúng tuyển vào đại học y khoa chuyên ngành Bác sĩ. Vì điểm đầu vào ngành Y đa khoa luôn cao ngất ngưởng, có nhiều năm 29 điểm 3 môn vẫn trượt đại học Y Hà Nội. Học 7 năm xong lại thêm 12 tháng thực tập Bệnh viện, vẫn chưa xong đâu. Muốn làm khám chữa bệnh được thì phải học Bác sĩ nội trú hoặc chuyên khoa I, chuyên khoa II hoặc Thạc sĩ Y học thì mới “làm được việc”, mới có chút danh tiếng cá nhân, mới có người đến nhờ vả đưa “thư cảm ơn”. Nếu bạn chọn nghề Bác sĩ, học tập vất vả nhưng để “kiếm được tiền” bằng trình độ tay nghề Bác sĩ thì phải ngoài 40 tuổi, cái tuổi xế xế về chiều mới có thu nhập để lo cho cuộc sống của vợ con gia đình được.
Không thông cảm với chuyện lương bổng của bác sĩ, Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y khoa Pasteur cho rằng nghề nào cũng có vất vả riêng. Vì thế, nếu đã chọn nghề y thì hãy chấp nhận vất vả và nếu đã xác định kiếm nhiều tiền thì đừng theo học Ngành Y.