Các trường hợp bệnh đã được ghi nhận tại 7 tỉnh/thành phố, trong đó 1 trường hợp tử vong tại TP. Hồ Chí Minh. Tuổi trung bình là 32 (18-49), hầu hết là nam (92,9%), có xu hướng tình dục là đồng tính nam và lưỡng tính nam (MSM): 78,6%, dị tính (8,9%); khoảng 63% những trường hợp bệnh đang nhiễm HIV, 46% trường hợp mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.
Đây là dịch bệnh mới ghi nhận tại nước ta, mầm bệnh đã xâm nhập trong cộng đồng nên trong thời gian tới, nhiều khả năng Việt Nam sẽ tiếp tục ghi nhận các trường hợp bệnh mới, đặc biệt tại các thành phố lớn khác ngoài TP. Hồ Chí Minh. (Theo báo Người lao động).
"Bệnh đậu khỉ" là một bệnh do virus lây truyền từ động vật và virus đậu khỉ chủ yếu tồn tại ở động vật hoang dã. Nó chủ yếu lây truyền từ động vật sang người thông qua tiếp xúc gần gũi trực tiếp. Ai đó cũng có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh, mặc dù vi-rút này không dễ lây lan trực tiếp từ người sang người.
Theo dữ liệu của WHO năm 2019, chuỗi lây truyền virus dài nhất được ghi nhận là 6 ca lây nhiễm từ người sang người liên tiếp.
Được biết, con đường lây nhiễm của virus chủ yếu bao gồm máu và dịch cơ thể, có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường da bị tổn thương, đường hô hấp hoặc qua mắt, mũi, miệng. Vi-rút cũng có thể lây lan qua tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, chẳng hạn như khỉ, chuột và sóc, hoặc qua tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm vi-rút, chẳng hạn như khăn trải giường và quần áo. Ngoài ra, dữ liệu của WHO cho thấy virus còn có thể lây truyền qua nhau thai, từ mẹ sang thai nhi. Nhiễm trùng cũng có thể xảy ra do ăn thịt chưa nấu chín từ động vật bị nhiễm bệnh.
Dấu hiệu:
Trong giai đoạn đầu tiếp xúc với virus đậu khỉ, bệnh nhân sẽ bị sốt, nhức đầu, đau cơ và lưng, ớn lạnh và các triệu chứng khác tương tự như cúm và COVID-19; 1 đến 3 ngày sau khi khởi phát, da sẽ xuất hiện ngứa, có màu đỏ, các đốm trên mặt và lòng bàn tay, và sự phát triển của các mụn nước ở lòng bàn chân kèm theo đau đớn, trông giống như bệnh thủy đậu và chứa chất lỏng trong suốt, đó là tình trạng được minh họa trong Hình A.
Các triệu chứng thường gặp là sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban nhìn giống như mụn nước trên mặt, trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục, hậu môn.
Sau một vài ngày, mụn nước dần lan sang các bộ phận khác trên cơ thể, phát ban sẽ dần dần phát triển thành những mụn mủ khổng lồ, thậm chí có thể xuất hiện bên trong miệng, bộ phận sinh dục và niêm mạc mắt. Những mụn mủ này trông giống hình B, giống mụn nhọt, có hình tròn, nổi lên và có mủ màu vàng. Hình C cho thấy các mụn mủ sẽ phát triển thành mụn sẩn nổi lên vào ngày thứ 3 sau khi phát bệnh, phần trung tâm của vết ban đỏ sẽ dần dần lõm xuống và bắt đầu hình thành vảy sau 5 đến 7 ngày, tức là Hình ảnh D đến F.
Triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh thủy đậu là phát ban giống như mụn nước ở tay và chân. (Ảnh/sao chép từ WHO)
Được biết, ca đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam được phát hiện năm 2022 là một phụ nữ 35 tuổi ngụ tại TPHCM, trở về sau chuyến du lịch Dubai. Bệnh nhân được cách ly điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP, xuất viện khoẻ mạnh sau đó.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế xếp bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc gần với người bệnh, bao gồm tiếp xúc mặt với mặt, da với da, miệng với miệng hoặc miệng với da, quan hệ tình dục.
Đa số người bệnh sẽ khỏi sau 10-14 ngày với cơ địa có miễn dịch bình thường và hết lây lan sau 21 ngày, một số trường hợp chuyển biến nặng.
Để giảm nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ dưới đây là các khuyến cáo:
1. Tránh tiếp xúc không được bảo vệ với động vật hoang dã, đặc biệt là động vật ốm hoặc chết
Theo thời gian, hầu hết các bệnh nhiễm trùng ở người đều do lây truyền chính từ động vật sang người. Phải tránh tiếp xúc không được bảo vệ với động vật hoang dã, đặc biệt là động vật ốm hoặc chết, kể cả thịt, máu và các bộ phận khác của chúng. Ngoài ra, tất cả các thực phẩm thịt hoặc các bộ phận của động vật phải được nấu chín kỹ trước khi ăn.
Cần ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ thông qua hạn chế buôn bán động vật. Một số quốc gia đã đưa ra các quy định hạn chế nhập khẩu các loài gặm nhấm và các loài linh trưởng.
Những động vật nuôi có khả năng bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ nên được cách ly khỏi những động vật khác và đưa vào kiểm dịch ngay lập tức. Bất kỳ động vật nào có thể đã tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh phải được cách ly, xử lý với các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn và theo dõi các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ trong 30 ngày.
2. Cách ly và che bất cứ vùng tổn thương da nào nếu nghi ngờ tiếp xúc người mắc bệnh đậu mùa khỉ
Nếu cán bộ y tế hoặc người sống cùng mà tiếp xúc vật lý với một người mắc bệnh đậu mùa khỉ hãy khuyến khích người nhiễm bệnh tự cách ly và che bất cứ vùng tổn thương da nào nếu có thể (ví dụ, bằng cách mặc quần áo che lên chỗ có ban).
Khi tiếp xúc gần với người bệnh, cần đeo khẩu trang y tế, đặc biệt là nếu người nhiễm bệnh đang bị ho hoặc có tổn thương trong miệng.
Người tiếp xúc cũng cần cũng đeo khẩu trang. Tránh tiếp xúc da với da bất cứ khi nào có thể và sử dụng găng tay dùng một lần nếu tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị tổn thương của người bệnh. Hãy đeo khẩu trang khi xử lý quần áo hoặc ga gối nếu người bệnh không thể tự làm được.
3. Cần sát khuẩn tay, đồ dùng cá nhân
Cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
Quần áo, ga giường, khăn và các vật dụng khác của người bệnh hoặc các bề mặt mà người bệnh đã tiếp xúc hoặc có khả năng đã tiếp xúc với nốt ban hay chất tiết đường hô hấp của người bệnh (ví dụ, dụng cụ, bát đĩa).
Giặt quần áo, khăn và ga giường và dụng cụ ăn của người bệnh bằng nước ấm và bột giặt. Làm sạch và khử khuẩn bất cứ bề mặt nào đã bị nhiễm bẩn và tiêu hủy chất thải bị nhiễm bẩn (ví dụ, băng gạc) một cách phù hợp.
Ngoài ra, tuyệt đối không ăn tiết canh, thịt động vật nấu chưa chín kỹ. Thận trọng khi tiếp xúc gần, trực tiếp với các loại động vật. Nếu phải tiếp xúc trực tiếp thì cần mang bảo hộ lao động phù hợp. Nhân viên y tế cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa qua đường tiếp xúc khi thăm khám, chăm sóc, điều trị người bệnh.
Lời khuyên của thầy thuốc
Nếu nghi ngờ có triệu chứng hoặc đã tiếp xúc gần với một người mắc bệnh đậu mùa khỉ, hãy liên hệ với cán bộ y tế để xin tư vấn, xét nghiệm và được chăm sóc y tế. Nếu có thể, hãy tự cách ly và tránh tiếp xúc gần với người khác. Hãy rửa tay thường xuyên và thực hiện các nguyên tắc phòng bệnh để bảo vệ người khác khỏi nhiễm bệnh.