SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Xì mũi tưởng dễ mà khó không tưởng, nếu làm không đúng cách có thể gây viêm xoang, điếc tai

Thứ ba, 01/01/2019 20:29

Tài liệu y học thế giới đã ghi nhận một số tai biến xảy ra do xì mũi quá mạnh bao gồm rách thực quản và đau đầu nghiêm trọng do không khí bị đẩy vào hộp sọ. Mặc dù rất khó xảy ra, nhưng việc xì mũi cũng có thể đục thủng màng nhĩ, hay làm vỡ hốc mắt.

Thời tiết giao mùa, không khí lạnh tăng cường là lúc chuyện xì mũi trở thành vấn đề không hề nhỏ. Hành động này tưởng chừng vô hại nhưng thực tế thì có khá nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn đằng sau việc bạn xì mũi quá mạnh.

Theo một nghiên cứu công bố năm 2000 tại ĐH Y Virgina, hỉ mũi mạnh tạo ra một áp lực trong xoang mũi đủ để đẩy nước mũi vào xoang. Nếu như bạn đã bị viêm đường hô hấp sẵn rồi thì những vi khuẩn, virus có hại trong nước mũi có thể dẫn đến viêm xoang.

Những mối nguy hiểm tiềm ẩn đằng sau việc bạn xỉ mũi quá mạnh.

Theo tiến sĩ Vanessa Rothholtz từ Bệnh viện Tai Mũi Họng Pacific ở Los Angeles (Mỹ), tuy rất hiếm nhưng y học thế giới đã ghi nhận một số tai biến xảy ra do xì mũi quá mạnh bao gồm rách thực quản và đau đầu nghiêm trọng do không khí bị đẩy vào hộp sọ. Mặc dù rất khó xảy ra, nhưng xì mũi quá mạnh cũng có thể gây thủng màng nhĩ hoặc vỡ hốc mắt.

Chuyên gia tai mũi họng Robert Keller, cũng có nhiều báo cáo về các biến chứng ảnh hưởng đến các các bộ phận khác do xì mũi, một trong số đó là xì mũi gây ảnh hưởng đến những vết phẫu thuật hoặc chấn thương trước đó. Nếu một người có chỗ khuyết ở xương ngăn cách mắt hoặc não với mũi, thì xì mũi mạnh có thể đẩy không khí vào những khoang này, và có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến thị lực hoặc hệ thần kinh trung ương.

Xì mũi quá mạnh cũng là một trong những nguyên nhân làm vỡ các mạch máu nhỏ và dẫn đến chảy máu cam.. Do mũi bị dị ứng, các mô dọc theo mũi bị sưng lên dẫn đến các mao mạch máu giãn ra và dễ bị tổn thương hơn. Khi gặp lực quá mạnh, mạch máu có thể vỡ, dẫn đến chảy máu mũi.

Tai, mũi và họng thông với nhau - điều này chắc nhiều người cũng biết. Một nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng việc xì mũi không đúng cách có thể đẩy dịch nhầy mũi vào xoang, dẫn đến nguy cơ phát triển nhiễm trùng tai hoặc xoang.

Phải làm gì khi bị nghẹt mũi?

- Bạn hãy dùng một ngón tay bịt một lỗ mũi, một bên để thoáng và và bắt đầu lấy lực để thổi chiếc khăn giấy. Phương pháp này sẽ làm sạch chất nhầy trong lỗ mũi.

- Bạn nên tránh xì mũi mạnh.

Theo bác sĩ Omid B. Mehdizadeh, chuyên khoa tai mũi họng tại Trung tâm Y tế Providence Saint John (Mỹ) khuyên mọi người nên sử dụng thuốc chống sung huyết đường uống hoặc dạng xịt mũi để làm thông đường mũi và giúp nước mũi thoát dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, chuyên gia khuyên mọi người không nên sử dụng thuốc xịt thông mũi trong hơn 3 ngày liên tiếp. Nếu không, việc lạm dụng thuốc xịt mũi có thể làm cho các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn. Một lựa chọn khác là làm sạch mũi mà không cần xì mũi chính là sử dụng nước muối sinh lý hoặc rửa nhẹ nhàng để đưa chất nhầy ra khỏi đường mũi.

Huyền Nguyễn (Theo Nld.com.vn)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới