Theo các bác sĩ, sự mệt mỏi và đau nhức cơ thể 75% là do ngồi sai tư thế. Dưới đây là một số cách giúp bạn khắc phục.
Đau chân
Không được ngồi vắt chân bởi nó sẽ cản trở việc lưu thông máu, siết chặt tĩnh mạch gây khó chịu, thậm chí tê liệt. Điều đầu tiên bạn cần làm là điều chỉnh ghế. Hai chân để song song, bàn chân đặt lên sàn hoặc trên một giá đỡ làm sao chân của bạn tạo thành một góc hơn 90°.
Cách điều chỉnh tư thế ngồi giúp giới văn phòng tránh tình trạng đau chân
Đau lưng
Để tránh đau lưng, bạn nên chú ý những điều sau: Chiều cao của ghế phải phù hợp với chiều dài của hông. Nếu bạn ngồi trên một chiếc ghế quá lớn hãy đặt một chiếc gối dưới eo. Nếu không, bạn sẽ trượt xuống, điều này sẽ dẫn đến đau lưng.
Đau cổ
Để tránh đau cổ điều quan trọng là bạn phải đặt máy tính đúng tầm nhìn. Nếu quá thấp, thì bạn phải uốn cong lưng hoặc trượt xuống ghế để nhìn rõ.
Điều bạn cần làm là ngồi trên ghế, nhắm mắt lại và thư giãn. Điều chỉnh máy tính sao cho khi mở mắt điểm mà bạn nhìn thấy là ở trung tâm màn hình.
Mỏi tay
Khi bạn làm việc trên máy tính liên tục, đôi lúc sẽ cảm thấy mỏi tay. Việc đặt tay sai vị trí có thể gây đau đớn và tê tay vào buổi sáng. Bạn nên điều chỉnh vị trí của vai và cánh tay ở góc góc 90°.
Mỏi mắt
Khi bạn làm việc trên máy tính quá lâu, mắt có thể mờ dần, khô, đỏ. Để tránh và hạn chế điều này, bạn cần:
Đặt lại màn hình: Các bác sĩ khuyên tốt nhất nên để tầm nhìn của bạn ở trung tâm màn hình. Màn hình nên cách mặt bạn khoảng 50cm.
Loại bỏ ánh sáng chói từ màn hình: Nếu máy tính của bạn để cạnh cửa sổ hãy di chuyển đến chỗ khác hoặc kéo rèm. Điều chỉnh độ sáng, độ tương phản và kích thước phông chữ phù hợp với bạn.
Đừng quên các bài tập mắt: Bạn có thể nhìn ra cửa sổ hoặc "quét" một lượt văn phòng khoảng 20 giây mỗi giờ.