Theo khoa học, khi ngoáy tai bằng tăm bông, ngoài nguy cơ thủng màng nhĩ ra còn dẫn tới việc ráy tai bị đẩy vào bên trong, lâu ngày gây vón cục, có thể đau hoặc viêm.
Sử dụng tăm bông sai cách, ráy tai dính hoặc cứng hơn và không tự bong ra được. Trong tình huống đó, mọi người cảm thấy ù tai, khó chịu, giảm thính lực.
Nếu không dùng tăm bông thì làm sao để lấy chất bẩn trong tai ra ngoài?
Hướng dẫn cụ thể cách làm sạch tai theo khoa học:
Đầu tiên, sử dụng khăn giấy mềm hoặc tăm bông để làm sạch các phần bên ngoài của tai.
Dầu dùng cho em bé có thể làm mềm ráy tai. Nhỏ một vài giọt vào tai rồi để yên ở đó, ráy tai có thể tự rơi ra ngoài khi bạn hoạt động hay nằm ngủ.
Nếu không dùng dầu, có thể sử dụng thuốc nhỏ (mua ở các hiệu thuốc) có tác dụng làm mềm ráy tai và giúp ráy tai tự bong ra ngoài.
Có thể nhỏ nước oxy già đã pha loãng vào tai. Hỗn hợp 50/50 giữa nước và oxy già có thể giúp loại bỏ ráy tai.
Sau khi tích tụ, ráy tai thường tự chui ra khỏi tai. Ngay cả những cử động nhỏ hằng ngày như nhai và nói cũng có thể giúp đẩy ráy tai ra khỏi ống tai.
Những việc tuyệt đối không nên làm với ráy tai:
Thứ nhất, là không tăm bông. Tăm bông có thể vào quá sâu và làm tổn thương màng nhĩ. Điều này có thể dẫn đến đau, mất thính giác hoặc thậm chí tổn thương vĩnh viễn.
Thứ hai, không dùng các dụng cụ cứng: Khi làm sạch bên trong, việc sử dụng các dụng cụ lấy ráy tai bằng kim loại nhỏ có thể làm tổn thương da ống tai. Ngay cả những vết xước nhỏ cũng có thể bị nhiễm trùng.