Grace Russell - một sinh viên đến từ Rugeley, Staffordshire đã nói rằng cô ấy bị đột quỵ ở tuổi 17 sau khi uống thuốc tránh thai. Chụp cộng hưởng từ sau đó tiết lộ cô bị chảy máu và có cục máu đông trong não khiến cơ thể rơi vào tình trạng hôn mê trong suốt 2 tuần. Để cứu sống, các bác sĩ phải tiến hành mở hộp sọ, loại bỏ 1/3 hộp sọ để giảm ác lực chảy máu não. Grace được thông báo, cô chỉ còn 20% cơ hội sống sót và thậm chí chỉ 10% có thể tự nuốt thức ăn.
Dùng thuốc tránh thai ở tuổi 17, cô gái đột quỵ vì tác dụng phụ, chỉ còn 20% cơ hội sống sót.
Thật may mắn, 1 tháng sau, Grace được chuyển về bệnh viện gần nhà hơn. 2 tháng sau đó, cô xuất viện. Và 1 năm sau, bác sĩ cấy một đĩa titan vào đầu cô.
Theo Esmee Russell, phụ trách chiến dịch nâng cao nhận thức và phòng ngừa đột quỵ tại Stroke Association cho biết các estrogen tìm thấy trong hầu hết các viên thuốc tránh thai có thể làm tăng khả năng đông máu - và điều này làm tăng tỷ lệ đột quỵ. Điều quan trọng là phải nâng cao nhận thức về nguy cơ của thuốc tránh thai và để cho mọi người biết bạn có thể bị đột quỵ ở mọi lứa tuổi. Nguy cơ đột quỵ gây ra do thuốc tránh thai thấp, nhưng nó sẽ cao hơn nếu bạn có tiền sử các bệnh khác ví dụ như cao huyết áp, thừa cân hoặc hút thuốc lá. Đột quỵ có thể tấn công ngay lập tức nhưng hậu quả của nó có thể kéo dài suốt cuộc đời. Chứng bệnh khủng khiếp này có thể giết chết phụ nữ nhiều gấp 3 lần so với ung thư vú mỗi năm”.
Bạn có thể áp dụng bài kiểm tra nhanh FAST để nhận biết dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ.
FAST là viết tắt của các từ:
Face (Mặt): Bạn có thể cười không? Miệng hay mắt bạn có bị chảy xệ xuống không?
Arms (Cánh tay): Bạn có thể giơ cả 2 tay lên không?
Speech (Nói): Bạn có thể nói một cách rõ ràng và hiểu những gì mình nói không?
Time (Thời gian): Gọi cấp cứu ngay khi nhận biết dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.
Phần lớn mọi người có nguy cơ bị đột quỵ sau tuổi 55. Nhưng theo Stroke Association, cuộc điều tra năm 2010 cho thấy, tất cả các ca đột quỵ xảy ra với bệnh nhân trong độ tuổi 20-64.