Rối loạn tăng động giảm chú ý là gì?
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Đặc điểm chung của ADHD là những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý.
Căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người. Theo thống kê, cứ 100 trẻ thì có từ 3 đến 5 trẻ mắc rối loạn này với một số triệu chứng bắt đầu trước tuổi lên 7. Bé trai có khả năng mắc cao gấp 3 lần bé gái.
Các nhà khoa học Đại học Auckland, Đan Mạch vừa công bố ủng hộ một nghiên cứu mới về mối liên quan giữa các loại thuốc giảm đau thông dụng với các rối loạn hành vi.
Các nhà khoa học đã phân tích các dữ liệu trên 871 trẻ nhỏ ở châu Âu và các bà mẹ trong quá trình mang thai đã sử dụng các loại thuốc như paracetamol, aspirin, thuốc kháng acid, và thuốc kháng sinh...
Kết quả cho thấy bà bầu uống thuốc giảm đau trong quá trình mang thai, trẻ sinh ra dễ mắc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
Sau đó, nghiên cứu đã đo sự khó khăn về phát triển hành vi và triệu chứng ADHD ở trẻ em lúc 7 tuổi và 11 tuổi.
Theo đó, gần một nửa số bà mẹ nghiên cứu đã sử dụng paracetamol (một loại thuốc giảm đau) trong khi mang thai và con của họ có nhiều nguy cơ khó khăn về hành vi và dễ mắc hội chứng ADHD. Ngoài ra, các loại thuốc giảm đau khác được sử dụng trong quá trình mang thai cũng khiến trẻ bị ảnh hưởng về hành vi sau này.
Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ John Thompson cho biết, ngay cả một liều thấp của paracetamol trong quá trình mang thai cũng khiến trẻ bị ảnh hưởng nhất định.
Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa khẳng định được trẻ có thể bị triệu chứng trên trong quá trình dậy thì hay không và liều lượng nào an toàn cho bà bầu. Cần một đánh giá cụ thể và chính xác hơn về việc sử dụng thuốc giảm đau của bà bầu trong quá trình mang thai.
Không nên cho trẻ uống quá 2 ly sữa mỗi ngày
Kết quả nghiên cứu của trường Đại Học Toronto khiến cho nhiều mẹ giật mình xem lại chế độ ăn uống của trẻ. Theo đó trẻ em uống quá nhiều sữa làm giảm lượng sắt trong máu.