Có tinh thần trách nhiệm
Nếu muốn trở thành một nhà lãnh đạo, trước tiên, bạn phải học cách chịu trách nhiệm, dám làm, dám chịu. Dù bạn có sai đi chăng nữa, hãy thừa nhận và rút kinh nghiệm. Nếu không vấp ngã, bạn không thể học cách để đứng dậy và vươn lên.
Có niềm tin vào tương lai
Một nhà lãnh đạo phải là người có niềm tin vào tương lai, tin chắc rằng mình sẽ thành công và chiến thắng. Tự tin luôn là yếu tố đầu tiên giúp bạn tìm ra được con đường sáng suốt và thành công.
Ngoài ra, bạn cũng phải truyền được sức mạnh tinh thần, niềm tin chiến thắng cho mọi người xung quanh, tạo nên một tập thể vững mạnh, cùng nhau vượt qua sóng gió để vươn tới thành công.
Chấp nhận rủi ro, sẵn sàng thử thách
Câu nói vui “liều ăn nhiều” đã trở thành một châm ngôn bất hủ trong giới kinh doanh. Rủi ro, thử thách là điều các nhà lãnh đạo luôn phải đối mặt.
Lợi nhuận tỷ lệ thuận với rủi ro và các vị sếp luôn phải chấp nhận rủi ro để có thể kiếm được lợi nhuận lớn. Đôi khi, thành công đến từ những ý tưởng tưởng như điên rồ, khác thường.
Nói được, làm được
Rất nhiều người nói thì có vẻ rất hay nhưng lại chẳng làm nên trò trống gì. Nếu muốn trở thành một nhà lãnh đạo, bạn tuyệt đối không được đứng vào hàng ngũ của những người đó. Cách tốt nhất là khi bạn đã có kế hoạch gì, hãy viết ra để có thể ghi nhớ và theo dõi công việc tốt hơn.
Tạo ra cơ hội và chớp lấy nó
Muốn trở thành một nhà lãnh đạo, bạn cần phải có đôi mắt tinh tường có thể nhìn thấy cơ hội ở khắp mọi nơi, chớp lấy nó và giành chiến thắng. Nhiều người cho rằng bạn chỉ có thể thành công khi thời cơ tới, nhưng thực tế, một nhà lãnh đạo giỏi sẽ biết xoay chuyển tình thế sao cho hợp lý và tự tạo ra thời cơ.
Cởi mở
Đừng bảo thủ, tự cho mình là đúng mà hãy cởi mở, lắng nghe ý kiến của những người xung quanh. Đôi khi, những người xung quanh bạn, kể cả là trẻ nhỏ cũng có thể mang lại ý tưởng hay ho giúp bạn thành công. Khi làm việc, bạn cần phải lắng nghe những thông tin phản hồi để điều chỉnh, rút kinh nghiệm cho những dự án về sau.
Biết cách cho đi
Nếu bạn có suy nghĩ ích kỷ rằng người khác sẽ lấy trộm ý tưởng của bạn khi bạn chia sẻ, hoặc bạn chẳng nhận lại được gì khi giúp đỡ người khác, bạn hoàn toàn sai lầm. Muốn nhận lại, trước hết bạn phải biết cách cho đi.
Nhất là khi bạn chia sẻ với người khác những ý tưởng, suy nghĩ, kế hoạch của bạn, bạn sẽ nhận lại những lời khuyên, góp ý vô cùng quý báu.