1. Chuyên viên phân tích Marketing
Nếu bạn là người có óc tổ chức, ham học hỏi và có kỹ năng phân tích, công việc của một chuyên viên phân tích Marketing rất phù hợp với bạn. Công việc này đòi hỏi phải có đầu óc sắc bén để xử lý và phân tích một lượng lớn các dữ liệu để từ đó đưa ra các chiến lược marketing hiệu quả.
2. Chuyên viên kế toán
Bạn sẽ phải vật lộn với một núi bảng biểu chi chít các con số hết ngày này sang ngày khác. Công việc này đòi hỏi bạn phải có sự tập trung cao độ và cẩn thận trong mọi con số, ở tất cả các phép tính nếu bạn không muốn phải mất cả tuần lục lại mớ hỗn độn đó để tìm ra sai sót.
3. Chuyên viên thuế
Bạn cần phải có ít nhất từ 2 đến 4 năm kinh nghiệm trong công tác thuế nói chung và được chuẩn bị để tư vấn cho khách hàng về một loạt các vấn đề liên quan đến thuế trong đó bao gồm cả mua bán, sáp nhập công ty và vấn đề góp vốn. Những công việc này luôn gắn liền với các con số và đòi hỏi bạn phải thực sự yêu thích. Nếu không có đam mê, bạn dễ gặp rắc rối vì những sai sót rất dễ mắc phải.
4. Chuyên viên phân tích kinh doanh
Trong vai trò này, bạn sẽ tìm kiếm và phân tích dữ liệu theo yêu cầu kinh doanh của khách hàng, đánh giá các vấn đề thông qua phân tích thống kê và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng trong suốt vòng đời của dự án. Việc phân tích này không chỉ dựa trên thông tin mà còn vận dụng khá nhiều các con số, để biết mức tăng, mức giảm, tăng tưởng bao nhiêu phần trăm và chỉ tiêu đặt ra như thế nào cho hợp lý.
5. Chuyên viên phân tích tài chính
Các chuyên viên phân tích tài chính tổng hợp và phân tích các thông tin, phân tích xu hướng và đưa ra các dự báo, thu thập, báo cáo kinh doanh, báo cáo kế toán… Từ những tài liệu đó họ sẽ đưa ra các báo cáo nhằm tư vấn tài chính và đầu tư cho doanh nghiệp một cách hữu hiệu.