#10: Arabi Saudi
Theo thông tin từ Chính phủ Các tiểu vương quốc Ả Rập, quốc gia này hiện có khoảng 1 triệu người ghi danh vào các trường đại học, trong đó phụ nữ chiếm đến 51%. Đây là một thành tựu vượt bậc của Ả Rập, bởi vì phụ nữ tại đây thậm chí còn không được phép tự minhg điều khiển phương tiện giao thông.
Đáng tiếc rằng, mặc dù có trình độ học vấn cao hơn đàn ông, nhưng phái nữ ở Các tiểu vương quốc Ả Rập vẫn không được coi trọng trong tuyển dụng và lao động.
#9: Argentina
Ngay từ những năm 90, số phụ nữ đăng ký thi đại học và tốt nghiệp đại học ở Argentina đã chiếm trên 50% tổng dân số. Tuy nhiên, trong đời sống thực tế, lao động nam vẫn chiếm ưu thế hơn hẳn so với lao động nữ.
#8: Mỹ
Trong xã hội Mỹ hiện tại, nữ giới chỉ chiếm khoảng 3% tổng số người giữ chức vụ cao tại các công sở, thu nhập của phụ nữ cũng thấp hơn nhiều so với đàn ông cho dù họ cùng đảm nhận một công việc.
Mang danh là quốc gia văn minh bậc nhất thế giới, Mỹ cũng khó tránh khỏi hiện trạng bất bình đẳng và vô lý về giới tính. Thực tế là, phụ nữ chiếm 57,4% tổng thí sinh ứng tuyển vào các trường đại học trên toàn nước Mỹ. Bộ Giáo dục nước này cho biết, tỉ lệ phụ nữ nhận bằng thạc sĩ cũng đã tăng đến 54%.
#7: Brazil
Phụ nữ Brazil tuy chiếm đến 60% tổng số cử nhân đại học và sau đại học của nước này, nhưng chỉ một nửa trong số đó tìm được việc làm. Khi làm cùng một công việc, thu nhập của lao động nữ cũng thấp hơn những 30% so với lao động nam. Trong số 594 chiếc ghế ủy viên Quốc hội Brazil chỉ có 56 vị trí dành cho phụ nữ.
#6: Tây Ban Nha
Theo báo cáo từ Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), phụ nữ Tây Ban Nha chiếm đến 60% cử nhân đại học và sau đại học. Tuy nhiên, trong khi 65% đàn ông trong độ tuổi lao động được tuyển dụng thì chỉ có 51% phụ nữ trong độ tuổi đó tìm được việc làm.