Lúc nhỏ khi được bố ôm, cô sẽ chê bẩn. Đến bây giờ khi trưởng thành, biết được nổi khổ tâm của bố, cô đã hiểu ra nghề nghiệp là không có sang hèn. Chỉ cần có thể cố gắng kiếm tiền một cách chân chính, người cha công nhân trong lòng cô lại là người vĩ đại hơn bất cứ ai.
Lúc nhỏ vì cha mẹ bận rộn nên cô thường xuyên chơi ở trong cửa hàng của dì. Có một lần bố cô tan ca liền vui vẻ đến đón cô, nhưng cô bé tiểu học lớp 4 lại đẩy bố ra và nói: “Bố ơi, bố hôi thối lắm, đừng có ôm con.” Sự nhiệt tình của người cha khi ấy lại bị đối xử một cách lạnh lùng và vô tâm.
Cô bé tiểu học không biết rằng câu nói này của mình giống như một con dao sắc bén đâm xuyên thấu trái tim người cha. Sau đó, cô nhìn thấy sắc mặt của bố mình trở nên u ám cô mới biết là mình đã sai, mình đã làm tổn thương đến bố. Nhiều năm tiếp đó trôi qua, cô lại càng hiểu chuyện và càng thấy hối hận về những gì mình đã buột miệng nói ra những năm trước. Bây giờ khi cô vào đại học thỉnh thoảng cô cũng đến công trường thăm bố, cùng ăn tối với ông. Cô chạy đến ôm chặt người cha đầy mùi mồ hôi mỗi khi ông tan ca. Cô hy vọng rằng hành động nhỏ bé này của mình có thể bù đắp lại những lỗi lầm trước kia của cô.
Cô từng có một người bạn trai đã từng hay hẹn hò. Anh ta cho rằng công việc của bố cô có chút “hạ đẳng”, trên người ông cũng dơ bẩn, nhưng cô liền cất lời đáp lại: “Tuy em không biết cái gì gọi là cao thấp sang hèn, nhưng nếu như dùng mức độ sạch sẽ của quần áo để đo lường một nghề nghiệp, vậy là nghề nghiệp cao cấp nhất chắc phải là ngồi không ăn bám.” Câu nói này của cô khiến người bạn trai nín lặng, đồng thời cũng làm nhiều người chấn động.
Khi trưởng thành cô biết được người bố công nhân của mình đã phải hy sinh rất nhiều cho gia đình. Từ tiền đi học, ăn cơm, mua quần áo,… từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, tất cả đều là tiền mồ hôi nước mắt do người cha đứng dưới trời nắng chịu đựng kham khổ. Ông dùng cả sinh mạng của mình để kiếm về. Ngay cả bị thương trong lúc làm việc, ông cũng luôn im lặng không nói. Đến khi cô xoa bóp tay cho bố, cô mới phát hiện ra mấy vết thương của ông từ mấy hôm trước, khi ông bị ngã từ trên giàn giáo xuống.
Khi ăn cơm cùng bố, cô phải lén quan sát mắt và ngón tay của ông mới có thể biết ông có bị thương hay không. Khi nghe đài công trường nói có tai nạn ngã từ giàn giáo xuống, cô sẽ gọi điện thoại cho bố cô ngay lập tức. Cô rất sợ ngày nào đó người bắt máy không còn là giọng nói khỏe khoắn của bố nữa mà là người khác nói với cô về sự đau đớn của bố mình…
Cuối cùng cô muốn nói với những người từng chê bai bố cô, hoặc chê bai các công nhân vất vả rằng: “Họ không dơ bẩn, thứ dơ bẩn là tâm và mắt của mấy người tự nhìn ra mà thôi!”.
Vì để gánh vác một gia đình, rất nhiều người phải đổ mồ hôi dưới thời tiết nóng gắt, thậm chí chấp nhận sự nguy hiểm đến tính mạng. Họ hy sinh mọi thứ vì gia đình, để kiếm về những bữa cơm đạm bạc, cho đến mọi thứ khác, mục đích đều chỉ vì sự yên ổn của gia đình. Do đó, các ngành nghề không xứng đáng bị phân biệt, đều đáng trân quý như nhau, đều khiến người khác nể phục.