Lần đầu làm mẹ, tôi gặp khá nhiều khó khăn để chăm chút con nhỏ. Trước đây, xem ti vi, đọc báo cũng biết phần nào về những vất vả ấy, nhưng khi lăn vào cuộc mới thấm thía trăm nỗi bộn bề. Thời kỳ đầu mang thai, tôi đã vật lộn suốt ba tháng trời vì nghén khổ nghén sở. Tâm lý lúc ấy vừa vui mừng, hạnh phúc, vừa lo lắng, căng thẳng. Bước vào quý II của thai kỳ, tôi bắt đầu có triệu chứng trầm cảm. Nói ra thì đáng xấu hổ, vì với người phụ nữ, mang thai là quãng thời gian vui sướng, hạnh phúc nhất. Nhiều chị em còn khổ sổ cực cùng để được làm mẹ, vậy mà tôi lại chán ghét chuyện mang bầu. Nguyên nhân lớn nhất có lẽ là do tôi bị chồng giam chân ở nhà suốt 9 tháng. Từ lúc biết vợ có tin vui, ông xã ép tôi phải nghỉ việc, ở nhà dưỡng thai. Còn nhớ, lúc thai nhi được gần 4 tháng, tôi cố tình trượt ngã cầu thang cho xổ ra. Nhưng đứa trẻ vẫn kiên cường bám chắc trong bụng. Ngay chiều hôm ấy, chồng tôi đưa vợ đi khám. Kết quả hoàn toàn bình thường.
Cuối cùng thì con trai cũng chào đời khỏe mạnh. Có con rồi, chứng trầm cảm trước đó của tôi cũng được cải thiện phần nhiều. Nhưng vừa khỏi bệnh tâm lý, tôi lại gặp phải vấn đề oái oăm về sinh lý. Hiện tượng tắc tia sữa hành hạ tôi đêm ngày. Nhìn con khát sữa, tôi chỉ biết khóc thầm. Thằng bé vốn là đứa háu ăn, háu đói, cứ vài tiếng lại đòi bú. Nhưng chỉ ngậm ti mẹ được vài phút, nó đã khóc thét lên ăn vạ vì sữa chẳng chịu chảy ra. Có lúc nó dùng lợi day nghiến đầu ti, khiến tôi đau điếng. Nhiều lúc vì bực bội, mệt mỏi, tôi tét mông con đen đét. Bố mẹ chồng trông thấy cảnh ấy, xót cháu ra mặt.
Vì ít sữa, tôi đành phải nuôi cháu bằng sữa ngoài. Tốn kém tiền nong đã đành, nhưng cả mẹ lẫn con đều dặt dẹo, yếu ớt. Tôi trải qua những đêm đài mất ngủ vì sốt cao, ngực căng nhức ghê gớm. Còn thằng con cứ nheo nhéo khóc hờn. Đã nhiều lần, tôi muốn vào bệnh viện thăm khám đàng hoàng để dùng thuốc điều trị. Nhưng mẹ chồng thì ra sức ngăn cản. Bà bảo thủ tới mức cấm con dâu đi khám tây y vì sợ thuốc tây lắm tác dụng phụ. Nhiều lúc, tôi bức xúc quá, nói giọng dỗi hờn: “Thế mẹ tìm chỗ cho con chữa bệnh đi! Toàn quyền quyết định là ở mẹ đấy!”. Mẹ chồng tôi vốn là người xông xáo, năng nổ, nên nghe thấy con nói vậy, cụ liền xắn tay áo tìm thầy cho con. Chẳng biết nghe ai mách, bà dẫn tôi tới khám một thầy thuốc lá nam. Nhưng uống hết thuốc thang này đến thang khác mà ngực tôi vẫn căng mọng, đau nhức và nóng hầm hập. Còn cậu con trai thì cứ bé quắt như cây kẹo. Dường như cháu không thích nghi được với sữa ngoài. Hôm nào cũng vậy, cả một bình sữa đầy đều bỏ đi phân nửa. Ngao ngán với cảnh ấy, tôi đâm ra buông xuôi. Nhưng người nhà chồng thì vẫn như ngồi trên đống lửa. Tháng trước, bố chồng tôi lên mạng tìm hiểu thì biết, có thể dùng phương pháp massage để cải thiện chứng bệnh của tôi. Vậy là đang trong bữa cơm trưa, ông cụ mạnh dạn đề nghị: “Hay để bố chữa cho. Thử dùng cách như trên mạng nói xem sao, có khi lại hiệu quả. Con yên tâm đi, ngày xưa bố cũng học qua một lớp đào tạo y sĩ rồi đấy”. Tôi ngớ người. Ông ấy là bố chồng mình, sao có thể tùy tiện động chạm vào người con dâu như vậy. Ngoài ông xã ra, tôi kiên quyết không cho ai sờ mó vào cơ thể mình, nên đốp lại luôn: “Bố buồn cười thật! Nếu thích thì sẽ đến khám bác sĩ đàng hoàng, nhờ người ta chữa. Bố làm vậy còn ra thể thống gì”. Tôi chưa kịp dứt lời thì bị chồng tát bốp vào mặt rồi lôi xềnh xệch về phòng. Anh không chịu nổi khi thấy con dâu trợn mắt phùng má cãi láo bố chồng. Tôi cứ nghĩ sau hôm ấy, ông cụ sẽ từ bỏ ý định làm “thần y”. Nào ngờ, nhân lúc nhà cửa vắng vẻ, bố lại gọi tôi ra phòng khách để bàn tiếp phương án massage trị bệnh. Cụ giảng giải rất say sưa, cứ như người trong nghề. Đành rằng trước kia bố tôi có chút kiến thức về y học, nhưng ông cụ chưa bao giờ trải nghiệm thực tế trong nghề. Tôi đã kiên quyết như vậy, sao cụ vẫn cố chèo kéo, thuyết phục làm gì cho mất công toi. Sự nhiệt tình thái quá của bố khiến tôi hoang mang, lo ngại. Ông thực lòng muốn tốt cho con dâu, hay định lợi dụng điều này để làm chuyện chướng tai gai mắt?. Lời bàn Tắc tia sữa là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Khi bị chứng này, chị em thường mệt mỏi, uể oải, thậm chí phát sốt vì bầu ngực căng cứng, đau nhức. Nếu để tình trạng này kéo dài, không chịu thăm khám, chữa trị đúng cách sẽ dẫn đến chứng áp xe vú hoặc mất sữa hoàn toàn. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể áp dụng nhiều biện pháp. Và trong số ấy, massage bằng tay là một “cứu cánh” đơn giản mà hiệu quả. Hãy dùng tay massage đúng chỗ đang bị cương cứng, với một tay đẩy, tay kia kéo và xoay đều đầu ti thuận nghịch liên tục cho sữa chảy ra. Nếu thực hiện đúng cách, bầu ngực của sản phụ sẽ mềm ra nhanh chóng, những túi sữa vón cục bên trong sẽ tan đi, giúp sữa chảy ra thuận lợi và dồi dào. Bạn có thể tự mình thực hiện biện pháp này, nên hãy giải thích cặn kẽ cho các thành viên trong gia đình để mọi người đều hiểu chuyện. Bố chồng nôn nóng muốn giúp bạn, có thể vì cụ quá lo lắng cho sức khỏe của cháu trai mình. Vì vậy, bạn đừng nên vội vàng nghĩ xấu cho ông, mà hãy chủ động tới thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, sau đó giải thích rõ ràng với cụ rồi tự mình thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ.