Anh nhìn chồng người ta kia kìa
Bạn thấy chồng mình không được như chồng người ta, nhưng bạn so sánh như thế dễ làm cho các anh chồng nổi máu tự ái, dù sao họ cũng chẳng thích bị ví von như thế. Làm như vậy họ có cảm giác mình là người vô dụng, và họ càng “chơi lầy” hơn để khiến bạn khó chịu hơn đấy.
Anh chẳng biết làm cái gì hết
Coi thường chồng hoặc dùng từ ngữ mang tính miệt thị sẽ dễ làm cho chồng bạn nổi đóa. Tất nhiên có người khéo léo người không, nhưng có nhiều cách góp ý tích cực thay vì bạn chê bai khó chịu mà.
Các bà vợ đừng nói những lời coi thường chồng (ảnh minh họa)
Biết ngay là thể nào anh cũng làm hỏng mà
Câu này không chỉ ám chỉ việc bạn coi thường chồng mà còn cho thấy bạn không hề tin tưởng vào anh ấy khiến anh ấy chán nản. Bạn muốn một ông chồng vụng về nhưng cố gắng hay một ông chồng không bao giờ thèm ngó ngàng vào việc gì nữa?
Anh mà không làm được thì anh là đồ hèn
Đừng bao giờ có ý định thách thức anh ấy, bởi đây chính là tác nhân của bạo lực gia đình. Dùng từ ngữ phỉ báng coi thường cũng là cách bạn đang gây áp lực tinh thần cho anh ấy và chồng bạn sẽ dễ có phản ứng ngược lại vì anh ta hết chịu nổi với những câu nói ấy.
Tôi là con ngu nên mới gật đầu lấy anh
Có thể cuộc hôn nhân này là một điều sai lầm, nhưng bạn hãy lặng lẽ sửa chữa sai lầm hoặc bỏ nó để làm lại một cuộc hôn nhân khác thay vì than thân trách phận và đổ lỗi cho người bạn đời. Hôn nhân là sự tự nguyện cơ mà, và bạn cũng hoàn toàn có thể thay đổi nó. Nói những câu như thế này hẳn là không ai muốn gắn bó cuộc đời với bạn nữa đâu.
Bố mẹ anh cũng chẳng ra gì
Bạn cần tỉnh táo nhé, hãy phân biệt mâu thuẫn nào là của bạn và chồng bạn, chứ đừng lôi cả bố mẹ anh ta vào cuộc. Anh ta có thể chịu đựng việc bạn coi thường anh ta nhưng nếu bạn lôi cả thân mẫu anh ta vào cuộc thì không cẩn thận bạn dễ bị lĩnh vài cái tát như chơi. Có nhiều cách giải quyết một vấn đề thay vì nói những câu như vậy.