Bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng muốn sinh 2 con vì nó mang lại rất nhiều mặt tích cực như 2 đứa con có thể đồng hành với nhau và hỗ trợ nhau trong cuộc sống, tương lai. Xa hơn nữa là cuộc sống về già sau này, các bậc cha mẹ sẽ có nhiều sự giúp đỡ hơn. Trong mắt cha mẹ, việc xuất hiện thêm thành viên mới sẽ mang lại nhiều niềm vui cho gia đình, nhưng đối với đứa con đầu thì đây có thể trở thành một “cực hình”.
Cha mẹ nên chú ý tới cả con lớn khi sinh bé thứ hai (Ảnh minh họa)
Gần đây, gia đình cô Li Xia (Trung Quốc) cũng đang phải đối mặt với vấn đề đó. Hôm đó, khi Li Xia đang dọn dẹp phòng của con gái lớn, cô thấy máy tính để trên bàn bừa bộn nên đã thu dọn giúp con mình, cô thấy quyển nhật ký ở trên bàn. Không có ý định xem nhật ký của con nhưng khi nhìn thấy nội dung tờ bìa thì cô tò mò muốn xem qua một chút. Càng xem càng thấy nó liên quan đến mình, Li Xia thấy trong đó viết những dòng chữ vội vàng, câu từ lủng củng nhưng vẫn có thể dễ dàng nhận thấy rằng toàn bộ nội dung đều nói về “tội ác” của Li Xia và sự phàn nàn, tức giận của con gái lớn được thể hiện trong cuốn nhật ký.
Cô con gái lớn còn vẽ hình minh họa một trái tim rất to đại diện cho trái tim của mẹ. Chia đôi trái tim ra thành hai phần, 1 phần cô bé ghi là “bố”, phần còn lại sẽ được chia sẻ cho “chị và em”. Điều đặc biệt ở đây chính là diện tích trong trái tim đó dành cho cô con gái lớn được thể hiện rất nhỏ, nhỏ hơn nhiều so với em mình.
Có thể thấy trong lòng con gái lớn cảm nhận thấy mẹ quan tâm đến bố và em mình nhiều hơn. Thậm chí, trong một trang khác của nhật ký, trái tim của mẹ được chia đôi, một phần dành cho “bố”, một phần dành cho em mình, con cô con gái cảm thấy mình không nhận được tình cảm nào từ mẹ nữa. Hóa ra hàng ngày, chị gái luôn tỏ ra khó chịu và hay xích mích với em mình, Li Xia thì không hiểu vấn đề và nghĩ rằng cô chị đang không nhường nhịn em, luôn miệng mắng con gái lớn.
Mẹ ơi, con có còn là con gái mẹ nữa không? (Ảnh minh họa)
Đến cuối trang giấy trong nhật ký, người mẹ quặn thắt tim gan khi đọc được dòng chữ: “Mẹ ơi, con có phải là con gái của mẹ nữa không?”.
Li Xia đọc được những thứ như vậy rất sốc và sững ngờ, không ngờ rằng những hành động, lời nói và suy nghĩ của bản thân mình lại làm tổn thương nhiều đến con gái lớn mình như vậy. Cô chỉ biết ôm mặt khóc và rất hối hận về những điều đã làm trước đây.
Một mình mẹ chăm hai đứa con là điều không hề dễ dàng, đôi khi người mẹ không thể nghĩ được quá nhiều khi luôn tay, luôn chân lo lắng cho hai đứa con. Nhưng những đứa trẻ, nó chưa đủ lớn để đồng cảm, hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ. Sự việc này bắt nguồn từ hai phía, nhưng là một người mẹ, người chăm sóc, nuôi nấng con mình thì Li Xia phải nhận trách nhiệm chính trong sự việc đáng buồn này.
Thực tế, tình trạng này cũng xảy ra ở không ít các gia đình có hai con. Hai đứa trẻ đánh nhau, xích mích là chuyện bình thường. Nhưng nếu cha mẹ không hiểu bản chất vấn đề, thiếu tầm nhìn thì có thể ảnh hưởng sâu sắc đến tâm sinh lý của trẻ, khiến những đứa trẻ nghĩ rằng cha mẹ không yêu mình. Đây là một trong những vấn đề rất lớn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ sau này, cha mẹ nên lưu ý và có những hành động, lời nói phù hợp để không gặp những vấn đề đau lòng như vậy.