Người đầu tiên
Những món quà giá cao ngất trời vẫn luôn tồn tại.
Trong ấn tượng của những người trong cuộc, những món quà có giá trị cao có nghĩa là sẽ có một sự đảm bảo trong tương lai, ngay cả khi cuộc hôn nhân không còn, ít nhất những món quà giá trị cao đó sẽ đóng vai trò như một "bùa hộ mệnh" tạo cảm giác an toàn cho cả hai.
Nhưng nếu như vậy, tôi nghĩ hôn nhân như một cuộc giao dịch, rất khó để duy trì hạnh phúc. Bất cứ lúc nào chúng ta cũng phải hiểu rằng hôn nhân không bao giờ là một cuộc giao dịch, hai người lấy nhau vì tình yêu.
"Phụ nữ thông minh không bao đòi hỏi vật chất, nhưng hãy khiến đàn ông nghĩ rằng bạn là vô giá" - đó là những gì chúng ta nên hướng tới thay vì những món quà xa xỉ.
Vì thế, hãy đến với nhau vì tình yêu thay vì sự hào nhoáng của những món quà có giá trị cao. Nếu bạn bị choáng ngợp bởi mức giá của những món quà, bạn sẽ thấy rằng sau một thời gian bên nhau, cuộc hôn nhân của bạn cũng trở nên xấu đi.
Người thứ hai
Trước khi kết hôn, Vân đã nói với gia đình nhà chồng rằng phong tục của họ ở đây thách cưới là 200 triệu đồng. Nhưng thời điểm đó, gia đình nhà bạn trai tương đối nghèo và 200 triệu là số tiền quá lớn.
Nhưng vì tình yêu, chàng trai và gia đình đã cố gắng làm đủ mọi cách để có đủ số tiền thách cưới. Nhưng điều đáng nói ở đây chính là số tiền thách cưới ngay sau đó đã được bố mẹ đưa cho anh trai cô để chuẩn bị mua một căn nhà.
Vì vậy, vấn đề này đã trở thành ngòi nổ cho mâu thuẫn hôn nhân của họ, bất cứ khi nào có vấn đề, chồng của Vân luôn lấy số tiền thách cưới ra làm lý do để đay nghiến cô.
Cuộc hôn nhân của họ giờ đây đang lận đận. Đúng là lúc đầu hai người còn có tình yêu, nhưng tình yêu dường như đã bị xóa sạch, cũng chỉ vì món quà thách cưới giá trị quá cao.
Trong gia đình này, cô ấy thật là lạc lõng, em chồng không thích cô ấy, ngay cả người chồng thân thiết nhất cũng không đứng về phía cô ấy, cô ấy thực sự không biết phải tiếp tục như thế nào.
Thách cưới vừa là phong tục tập quán, vừa là nền tảng để giúp cho cuộc hôn nên bền vững hơn. Ở một khía cạnh nào đó, nó cũng là một "thử thách" để chứng minh tình yêu của người đàn ông đối với mình. Nhưng bây giờ xem ra Vân không có được hôn nhân hạnh phúc chỉ vì món quà thách cưới giá trên trời, thay vào đó là những cuộc cãi vã.
Qua chuyện này, Vân cũng muốn nói với một số bạn gái rằng "thách cưới" là một nét đẹp, tuy nhiên tùy vào tình hình thực tế của hai gia đình mà cùng bàn bạc, đưa ra một con số hợp lý để cả hai không bị áp lực bởi những điều này.
Người thứ ba
Khi Mai kết hôn, gia đình cô ấy cũng đã đưa ra một mức quà thách cưới khá cao, 180 triệu đồng. Cha mẹ của cô là một trong những người khá cổ hủ, cứng đầu nên việc món quà thách cưới trị giá 180 triệu đồng là không thể thay đổi. Nhưng vì nhà trai có hoàn cảnh khá khó khăn, nên việc chuẩn bị luôn 180 triệu là điều rất khó, vì vậy hai bên đã đi đến thống nhất rằng quà thách cưới sẽ được chia làm hai phần, phần đầu tiên 100 triệu sẽ được nhà trai đưa tới khi hai gia đình gặp mặt, số còn lại sẽ được trao trong lễ cưới.
Nhưng đến ngày cưới, gia đình nhà trai vẫn chưa lo kịp tiền "thách cưới", điều này khiến gia đình hai bên rất khó xử, bế tách. Dù có rất nhiều quan khách, gia đình hai bên vẫn khá lúng trúng không biết xử lý chuyện này ra sao.
Cuộc hôn nhân này đã trở thành trò cười của gia đình họ, cuối cùng thì nhà trai đã phải đi "vay nóng" số tiền đó để đưa cho nhà gái. Chúng ta cũng có thể hình dung ra những ngày sau khi kết hôn, cô dâu về nhà chồng sẽ phải làm việc để trả nợ tiền thách cưới, cuộc sống của họ vì thế rất căng thẳng. Mặc dù không muốn trả những món nợ trước khi kết hôn nhưng giờ đây cô đã là người một nhà với gia đình nhà chồng.
Cũng vì tiền mà vợ chồng có những khoảng cách. Nếu được cho một sự lựa chọn khác, cô ấy thà quay về quá khứ để từ chối cuộc hôn nhân này.