NỮ GIỚI » Tâm sự

Mẹ đảm bật mí cách chi tiêu tiết kiệm dịp Tết chỉ hết 12 triệu

Thứ sáu, 16/12/2016 14:45

Nếu không biết phải làm sao để tiết kiệm chi tiêu trong dịp Tết 2017 thì hãy đọc bài chia sẻ của mẹ đảm dưới đây.

Mỗi lần đến Tết là em lại đau đầu kinh khủng các chị ạ, bao nhiêu thứ phải lo mà tiền bạc thì có giới hạn. Rồi qua nhiều cái Tết, vợ chồng em cũng ngồi lại bàn tính với nhau và rút được những kinh nghiệm thế này: Lên kế hoạch từ sớm

Hồi đầu gia đình em không lên kế hoạch trước, viết ra những khoản phải chi trả mà đợi đến gần Tết, khi có những chương trình khuyến mãi, đại hạ giá tràn lan mới đổ xô đi mua, vì nghĩ như vậy sẽ tiết kiệm hơn. Không ngờ nó lại càng tốn kém vì em thấy món nào cũng rẻ nên đụng gì cũng mua. Bây giờ tụi em đã đề ra những khoản chi bắt buộc phải thực hiện để nếu có phát sinh thì vẫn kiểm soát được, bao gồm tiền thực phẩm, tiền lì xì, quần áo, trang hoàng nhà cửa, chi phí đi lại và cho du lịch nếu có.

Cân nhắc danh sách tặng quà Tết và lì xì đầu năm

Thường thì dịp Tết vợ chồng em sẽ tặng quà Tết, lì xì cho 2 bên nội ngoại, sếp, đồng nghiệp rồi bạn bè, cái này cũng ngốn 1 khoản kha khá đấy. Mà hồi trước tụi em cứ tặng vô tội vạ nên năm nay quyết định cân nhắc lại. Mua thực phẩm đủ dùng trong hai ngày

Ngày xưa, ông bà chúng ta thường mua thật nhiều thức ăn để dành trong nhà vào dịp Tết vì thời đó chợ không hoạt động nhiều ngày. Nhưng bây giờ thì khác, mùng 1 Tết chợ vắng nhưng từ mùng 2 thì đã có lác đác người bán. Nên năm nay em sẽ không mua thức ăn dự trữ quá nhiều vì chưa kịp dùng hết thì đã hư. - Ăn hết thức ăn trong tủ lạnh rồi mới mua thêm: Thức ăn nào mau hỏng thì dùng trước. Khi còn đồ ăn trong tủ lạnh thì em không mua thêm đồ ăn ngoài để bỏ vào.

Bí quyết chi tiêu tiết kiệm trong dịp Tết (Ảnh minh họa)

Chỉ sắm đồ mới cho con

Trẻ con mỗi ngày mỗi lớn, mặc đồ mới ngày Tết cũng là một niềm vui. Nên thường năm mới Tết đến nhà em chỉ sắm cho con 1 - 2 bộ đồ mới là cùng. Còn gia đình nào có điều kiện thì mua nhiều là chuyện bình thường ạ. Không ham đồ giảm giá những ngày cuối năm

Các cửa hàng thi nhau giảm giá 50%, 70%, có chỗ giảm tới 80%, nhưng thật ra nếu mình không mua thì tiết kiệm được 100% luôn đó các mẹ ạ. Tâm lý là đồ càng rẻ mình sẽ mua càng nhiều, cái này em bị hoài à. Tự trang trí nhà cửa

Cuối năm, cả nhà quây quần cùng nhau dọn dẹp, trang trí, chùi rửa đồ dùng trong nhà để đón Tết vừa tiết kiệm tiền vừa tạo không khí ấm áp cho gia đình. Đừng thấy nhiều việc quá mà ngán, rồi nghĩ rằng không có thời gian làm các mẹ à, thật ra mỗi người một việc rồi cũng xong hết thôi. Tự làm bánh mứt tại nhà

Không biết các mẹ sao, chứ em thấy cái loại bánh mứt mới bây giờ vừa mắc lại không ngon. Một số loại mứt truyền thống vừa dễ làm, dễ ăn lại an toàn vệ sinh thực phẩm như mứt dừa, mứt khoai lang, mứt cà, mứt gừng… là em không bao giờ ngán. Từ những kinh nghiệm trên, vợ chồng em đã viết ra một danh sách như vầy: Khoản chi tiêu: - Tiền ăn uống: 2000.000 +Bánh chưng: 200k

+Bánh tét: 150k

+Mâm ngũ quả, hoa, đồ thờ cúng ông bà: 500k

+Mứt: 100k

+Dưa hấu: 150k

+Nước ngọt + bia: 500k

+Chén đĩa, giấy ăn, chất tẩy rửa: 400k

+Giò, chả, củ kiệu: 1.000.000 - Quần áo, giày dép mới: 1.500k - Du lịch gần (chợ hoa, lễ chùa) : 1.500k - Vật dụng mới: 500k - Tiền lì xì, phụ gia đình, liên hoan bạn bè: 3000.000 - Khoản dự phòng: 1.000.000 Tổng chi phí: 12.500.000đ Cách tụi em tính toán để tiết kiệm nhất có thể đấy ạ, mẹ nào có bảng chi tiêu hợp lí hơn thì có thể chia sẻ thêm với mọi người nhé!

>> Cách làm mứt dừa dịp Tết đãi cả nhà

Thanh Tú (TH) (Theo Giadinhvietnam.com)