NỮ GIỚI » Tâm sự

Mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu xấu hay tốt ảnh hưởng thế nào tới sự phát triển của đứa trẻ trong gia đình?

Thứ năm, 30/07/2020 07:14

Mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu luôn là vấn đề khiến bất kỳ ai cũng phải đau đầu. Dù là trước hay trong hôn nhân thì các nàng dâu vẫn phải đối mặt.

Một vấn đề có ảnh hưởng sâu đậm đối với hạnh phúc trong gia đình, đó là mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu. Không phải chỉ riêng trong văn hóa Á đông mới có vấn đề mẹ chồng nàng dâu mà hầu như văn hóa nào, dân tộc nào và trong thời buổi nào, thế hệ nào, quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu cũng là một đề tài được nói đến rất nhiều.

Mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu ảnh hưởng thế nào tới sự phát triển của trẻ? (Ảnh minh họa)

Hai người không có mối quan hệ huyết thống, cũng không có nền tảng tình cảm từ trước đó. Chỉ có chồng và con nhỏ là sợi dây gắn kết mối quan hệ giữa họ mà thôi. Điều đó cũng có nghĩa rằng nếu mẹ chồng và nàng dâu có mối quan hệ không tốt thì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc của một gia đình.

Hơn ai hết, những đứa trẻ là người phải chịu sự tác động rất lớn, đa số theo chiều hướng tiêu cực. Dưới đây là một trong những tác động tiêu cực của mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu đối với trẻ.

Ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ

(Ảnh minh họa)

Nếu mẹ chồng và nàng dâu không hòa hợp, cách họ nói chuyện và giải quyết vấn đề nào đó sẽ ảnh hưởng đến thái độ và thói quen hành vi của con cái. Ví dụ, họ sẽ cãi nhau to tiếng, sử dụng những từ ngữ kích động để tấn cộng điểm yếu của đối phương.

Họ thường trút sự bất mãn của mình bằng lời nói, trách móc, thậm chí “động tay chân”, nó diễn ra trước mặt trẻ và nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng giao tiếp của trẻ.

Hạnh phúc gia đình không bền chặt

(Ảnh minh họa)

Cho dù đó là bà nội hay mẹ thì đều là những người gần gũi trẻ, đặc biệt là khi có sự bất đồng giữa họ thì đứa trẻ sẽ rơi vào tình huống khó xử. Đối với đứa trẻ, sự gắn kết các thành viên trong gia đình sẽ làm chúng cảm thấy an toàn hơn. Nếu trong chính gia đình còn có sự chia rẻ nội bộ thì đứa trẻ sẽ dần dần sống khép kín, không cảm nhận được tình yêu đích thực là gì.

Những thứ đứa trẻ học được từ người mẹ của mình là sự thô lỗ với người lớn tuổi, từ bà nội của mình là không yêu quý người thân trong gia đình. Theo thời gian, trái tim đứa bé sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, thờ ơ, khép kín.

Sợ kết hôn

Nếu đứa trẻ chứng kiến cuộc cãi vã giữa mẹ và bà nội trong một thời gian dài, đứa trẻ sẽ có xu hướng sợ cuộc sống gia đình, xa hơn là cảm thấy giảm ham muốn về hôn nhân cũng như suy nghĩ về một gia đình hạnh phúc. Nếu là con gái, đứa trẻ sẽ sợ rơi vào hoàn cảnh đúng của mẹ mình. Nếu là con trai, đứa trẻ sẽ lo lắng không biết làm thế nào để giải quyết nỗi bất hòa trong mối quan hệ của hai người.

Qua đây chúng ta có thể thấy mối quan hệ bất hòa giữa mẹ chồng, nàng dâu có ảnh hưởng rất lớn đến một đứa trẻ. Nếu mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu là tốt, không khí gia đình sẽ chỉ ấm áp và hòa thuận. Nếu không, nó sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Hạ Tú (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới